Chi tiết kế hoạch vượt Mỹ về quân sự vào năm 2049 của Trung Quốc

Thứ 4, 12/06/2019 | 07:02:29
525 lượt xem

Kế hoạch của Trung Quốc có ba giai đoạn: Nỗ lực bắt kịp Mỹ; bắt kịp Mỹ; vượt mặt Mỹ vào năm 2049. Hiện Trung Quốc đang ở giai đoạn 1.

Một báo cáo của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS – chuyên về các vấn đề an ninh quốc gia của Mỹ) cảnh báo rằng Trung Quốc có một kế hoạch vượt mặt quân đội Mỹ về vũ khí quân sự vào năm 2049 đồng thời phát triển khả năng có thể xúc tiến chiến tranh theo ý mình, hãngSputnik đưa tin.

3 giai đoạn của kế hoạch Báo cáo của CNAS được công bố ngày 6-6, cho biết kế hoạch của Trung Quốc có 3 giai đoạn: giai đoạn 1 là tăng cường về số lượng và chất lượng để bắt kịp Mỹ; giai đoạn 2 là bắt kịp, tương xứng với Mỹ; giai đoạn 3 là vượt mặt năng lực quân đội Mỹ vào năm 2049.

Lịch trình này phù hợp với các mục tiêu mà Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã đề ra nhằm “phát triển toàn diện đất nước” và trở thành “một lãnh đạo toàn cầu toàn diện cả về sức mạnh quốc gia và ảnh hưởng quốc tế” vào năm 2049.

Tên lửa Trung Quốc trong một lần thử. Ảnh: PLA DAILY

Theo báo cáo, Trung Quốc đã ghi nhận cẩn thận chiến dịch ném bom kéo dài 42 ngày vào Iraq mà Mỹ thực hiện năm 1991 – được xem là một sự kiện bắt đầu thời kỳ hậu chiến tranh lạnh. Nhận thức được Trung Quốc có thể trở thành một đối thủ hàng đầu của Mỹ một khi Liên bang Xô viết tan rã, các nhà chiến lược Trung Quốc đã bắt đầu vạch một kế hoạch đấu lại đối thủ trên cơ về công nghệ, kỹ thuật như thế nào.

“Bài học chính mà Trung Quốc nhận được từ chiến dịch Bão Sa mạc năm 1991 là tấn công mạnh và nhanh trong các giai đoạn đầu của cuộc chiến, vì một khi thế chủ động bị mất thì sẽ không thể tìm lại được với một đối thủ có khả năng chiến đấu liên tục 24 giờ, có khả năng oanh tạc bằng bom đạn dẫn đường trong mọi điều kiện thời tiết”, báo cáo nhận định. 

Cựu Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân (cầm quyền thời gian 1993-2003) từng chỉ đạo các nhà chiến lược quân đội Trung Quốc chuẩn bị khả năng chiến đấu trong “các cuộc chiến tranh cục bộ dưới các điều kiện kỹ thuật, công nghệ cao”, và cả lên một kế hoạch một ngày chiến đấu tay đôi trực tiếp với quân đội Mỹ. Báo cáo của CNAS nhắc lại trong thời gian 1996-2015 chi tiêu quốc phòng Trung Quốc đã tăng 620% theo thực tế - tương đương 11%/năm.

Trung Quốc đang trong giai đoạn 1

Hiện tại Trung Quốc vẫn đang trong giai đoạn 1 của kế hoạch. Tuy nhiên các tác giả báo cáo CNAS cảnh báo rằng Trung Quốc sẽ nhanh chóng đạt tới giai đoạn 2 một khi nước này phát triển được “năng lực đánh phủ đầu từ nhiều hướng và sâu rộng” tương đương năng lực của quân đội Mỹ, và khi nước này có thể khơi mào một cuộc chiến cân bằng với Mỹ và đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực duyên hải Đông Á. Sputnik từng đưa tin về lực lượng tên lửa của quân đội Trung Quốc, vốn đã được chi rất nhiều tiền để phát triển tính hiệu quả của các tên lửa tầm trung và tầm xa để ngăn chặn các tàu Hải quân Mỹ ở Biển Đông hay biển Hoa Đông trong trường hợp có xảy ra xung đột giữa hai bên.

 Một tàu khu trục thuộc Hạm đội Biển Đông của Hải quân Trung Quốc bắn tên lửa trong một cuộc tập trận. Ảnh: AP

Gần đây, một cựu đại tá quân đội Trung Quốc tiết lộ với hãng tin Reuters rằng “tên lửa Mỹ có ưu thế hơn chúng tôi cả về chất lượng và số lượng”. Tuy nhiên tên lửa Trung Quốc ngăn chặn các tàu chiến Mỹ.

“Chúng tôi không thể đánh bại Mỹ ở biển. Nhưng chúng tôi có những tên lửa đặc biệt nhắm đến các tàu sân bay nhằm ngăn chúng tiếp cận lãnh hải của chúng tôi trong trường hợp có xung đột”, vị đại tá về hưu này nói với Reuters.

Trung Quốc sẽ đạt đến giai đoạn 3 của kế hoạch một khi nước này đứng trên cả kỹ thuật, công nghệ của quân đội Mỹ, và có thể đẩy được Mỹ ra khỏi khu vực kéo dài từ phía nam Nhật Bản qua các quần đảo Bonin và Marianas ở Thái Bình Dương.

Trung Quốc sẽ làm gì để vượt mặt Mỹ? Vậy vượt mặt về công nghệ, kỹ thuật là như thế nào? Theo các tác giả báo cáo CNAS, Trung Quốc hy vọng sẽ phát triển năng lực và nhận thức để vận hành “các hệ thống phá hủy trong chiến tranh” – các hệ thống chỉ huy, kiểm soát, viễn thông và tình báo của mạng lưới chiến đấu của Mỹ. Năng lực này gồm cả có một kho tên lửa tầm xa có độ chính xác cao, có các hệ thống truy đuổi mục tiêu tiên tiến có khả năng xâm nhập vào các mạng lưới phòng thủ của Mỹ ngay trong giai đoạn đầu cuộc xung đột. 

Tháng 8 năm ngoái, Sputnik đưa tin rằng cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc là nhằm làm chậm lại quá trình phát triển công nghệ, kỹ thuật của Trung Quốc, đặc biệt trong các lĩnh vực chiến tranh mạng và trí tuệ nhân tạo. Quân chủng Không gian mà Tổng thống Mỹ Donald Trump muốn thành lập dù gặp nhiều cản trở từ Bộ Quốc phòng cũng nhằm xúc tiến “một cuộc chạy đua không gian” nhằm đẩy nhanh sự phát triển công nghệ, kỹ thuật, tương tự cuộc cạnh tranh với các chiến dịch không gian của Liên bang Xô viết mà Mỹ đã thực hiện trong các thập niên 1950 và 1960.

“Không nên nhầm lẫn về điều này, lúc này chúng tôi hoàn toàn trong tình trạng chiến tranh với Trung Quốc. Không phải là một cuộc chiến của những quả bom. Mà đó là một cuộc chiến về chiến tranh mạng, cả về GDP và việc làm. Và nước nào có GDP và viêc làm nhiều nhất rõ ràng sẽ là nước chiến thắng”, Sputnik dẫn lời ông Jim Phillips – Tổng Giám đốc và Chủ tịch công ty chế tạo thiết bị nano NanoMech nói hồi tháng 7-2018, cho biết.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc đi vào Hong Kong năm 2017. Ảnh: REUTERS

Hồi tháng 2, ông Trump có ký một sắc lệnh chỉ đạo các cơ quan Mỹ lên một kế hoạch “duy trì sự lãnh đạo của Mỹ về trí tuệ nhân tạo” trong bối cảnh cạnh tranh nước ngoài gia tăng – một biện pháp được cho là nhằm đối phó Trung Quốc.

Trung Quốc cũng có bước đi đáp trả bằng cách trợ cấp, giảm thuế cho các công ty công nghệ trong nước, đặc biệt các công ty chuyên về trí tuệ nhân tạo để các công ty này bớt thiệt hại khi Mỹ đánh thuế lên hàng Trung Quốc và trừng phạt tập đoàn thiết bị viễn thông Huawei.

Tháng 7-2017, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc công bố Kế hoạch phát triển Trí tuệ nhân tạo Thế hệ mới – một lộ trình đưa nước này lên vị trí lãnh đạo thế giới về trí tuệ nhân tạo vào năm 2030. Trung Quốc đã duyệt chi 400 tỉ nhân dân tệ (tương đương 59,07 tỉ USD) để phát triển ngành công nghiệp này đến năm 2025. Tuy nhiên, báo South China Morning Post đưa tin số tiền này có thể tăng lên đến 5.000 tỉ nhân dân tệ một khi có sự tham gia của ngành công nghiệp vệ tinh.

Nguồn Dantri.com.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...