5 giải pháp ứng phó với ảnh hưởng từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Thứ 6, 07/06/2019 | 15:05:20
366 lượt xem

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định cuộc chiến thương mại về lâu dài sẽ tác động đến Việt Nam, và chúng ta đã xây dựng nhiều kịch bản cũng như đề án biện pháp cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Phó Thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh. Ảnh: Quochoi.vn

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội về cuộc chiến thương mại hiện nay giữa Mỹ và Trung Quốc, thái độ ứng xử và hành động của chúng ta, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết, đây là vấn đề được hết sức quan tâm không chỉ trong nước mà còn là của các nước và thế giới, bởi tác động của cạnh tranh thương mại của Mỹ - Trung Quốc đã tác động đến kinh tế thế giới và khu vực.

Theo Phó Thủ tướng, Giám đốc Quỹ tiền tệ thế giới đã nêu một trong 4 đám mây bao phủ cho nền kinh tế đó là cạnh tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc. Các tổ chức tài chính tiền tệ hay các tổ chức khác đánh giá nếu cuộc cạnh tranh thương mại này tiếp tục kéo dài sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến kinh tế, thương mại toàn cầu. Dự đoán tốc độ tăng trưởng kinh tế thế giới trong những năm tới đang từ 3,5% xuống còn 3,2%, tiếp tục kéo dài cung cầu về thương mại sẽ ảnh hưởng.

Theo Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh: Đối với Việt Nam, một nền kinh tế độ mở rất lớn gần 200% tổng giá trị xuất nhập khẩu với tổng GDP cả nước, bất cứ một tác động, ảnh hưởng của kinh tế thế giới sẽ tác động đến kinh tế của chúng ta.

Khi cạnh tranh thương mại Mỹ - Trung xảy ra trong năm 2018, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm vấn đề này, đã thành lập ban chỉ đạo, nghiên cứu đánh giá tình hình, kiến nghị chính sách để thể hiện rõ chúng ta rất quan tâm đến sự cạnh tranh này vì sự ảnh hưởng của nó.

Chúng ta cũng đánh giá về ngắn hạn có thể cạnh tranh hiện nay thúc đẩy một số mặt hàng xuất khẩu của chúng ta, đồng thời có thể ảnh hưởng đến nguồn cung của các sản phẩm xuất khẩu của chúng ta. Về ngắn hạn có thể tăng lên nhưng về dài hạn có thể tác động.

“Có những đánh giá của chúng ta cho thấy, hiện nay có thể giảm 0,2 - 0,3% điểm. Trong 5 năm tới có thể giảm GDP khoảng 6.000 tỷ đồng. Có thể nói cạnh tranh thương mại hiện nay đang ảnh hưởng đến kinh tế thế giới, thương mại thế giới và lâu dài sẽ tác động trực tiếp đến Việt Nam”, Phó Thủ tướng nói.

Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh cho biết, biện pháp của Việt Nam là trên cơ sở chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đã xây dựng nhiều kịch bản cũng như đề án biện pháp cần thiết để đảm bảo nền kinh tế tiếp tục phát triển.

Thứ hai là tiếp tục duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo linh hoạt tỷ giá bởi tác động của cạnh tranh thương mại sẽ tác động đến tỷ giá.

Thứ ba là nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chúng ta trong xuất, nhập khẩu, cải thiện môi trường đầu tư để đảm bảo khả năng cạnh tranh.

Đặc biệt, giải pháp thứ tư rất quan trọng. Đó là, chúng ta cần có sự lựa chọn, chọn lọc đầu tư nước ngoài, ưu tiên những đầu tư phát triển chất lượng cũng như đảm bảo thân thiện môi trường và công nghệ.

Thứ năm là phải hết sức cảnh giác với việc có thể các hàng hóa thông qua Việt Nam, xuất khẩu qua thị trường Việt Nam để xuất khẩu vào những thị trường đánh thuế cao để tránh thuế. Phải phòng vệ, ngăn ngừa gian lận thương mại.

“Đây là năm giải pháp cần thiết của chúng ta trong tình hình hiện nay”, Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Theo kinhtedothi.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...