Trước khi bỏ biên chế suốt đời với giáo viên, phải hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công chức, viên chức nói chung, giáo viên nói riêng.
Bỏ chế độ viên chức suốt đời, liệu chất lượng giáo dục có được cao hơn? (Ảnh minh họa)
LTS: Việc bỏ chế độ "viên chức suốt đời" nhận được nhiều ý kiến trái chiều từ các giáo viên.
Trong bài viết này, thầy giáo Sơn Quang Huyến bày tỏ quan điểm của mình về vấn đề nói trên.
Toà soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Theo các văn bản hướng dẫn hiện hành thì trong các trường học hiện nay chỉ có hiệu trưởng là công chức, các phó hiệu trưởng, giáo viên đứng lớp và nhân viên trong nhà trường được gọi là viên chức.
Đối với giáo viên hiện nay, đa phần được biên chế hoặc đã ký hợp đồng không xác định thời hạn.
Điều này cũng đồng nghĩa là khi đã là biên chế hay hợp đồng không thời hạn sẽ là “viên chức suốt đời”.
Một khi đã là "viên chức suốt đời”, những người muốn xin ra khỏi ngành, bị kỷ luật bằng hình thức buộc thôi việc, mới “mất dạy”.
Chính tư tưởng “an tâm” đó đã nảy sinh tư tưởng “an vị”, mặc ai đổi thay, mình cứ vậy; “đi nhẹ, nói khẽ, … chờ ngày nghỉ hưu”.
Bỏ chế độ viên chức suốt đời, giáo viên năng lực yếu, kém sẽ bị cắt hợp đồng; buộc giáo viên phải vận động, tự học, tự rèn, trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng đòi hỏi của nhà giáo thời đại 4.0.
Bỏ viên chức suốt đời, bệnh thành tích có giảm?
Để đánh giá năng lực giáo viên, trong trường công lập hiện nay, đầu tiên xem xét giáo viên đó có đạt chuẩn không?
Chuẩn hay chưa chuẩn đều dựa vào bằng cấp, chứng chỉ. Không ít giáo viên “thức thời” đã trang bị đầy đủ “vũ khí” chinh phục “chuẩn”.
Các bằng cấp, chứng chỉ “ba không vẫn có” tràn lan trong hồ sơ nhà giáo, chúng chỉ có giá trị “ngang tờ giấy”!
Vậy cách đánh giá này có khách quan? Chắc chắn không; người viết từng chứng kiến giáo viên có “bộ sưu tập” bằng cấp “cực đẹp”, sau tiết dạy, nhiều người dự giờ nhận xét “…để học sinh tự đọc sách giáo khoa, dễ hiểu bài hơn, kiến thức chính xác hơn”!
Kế đến, xét chất lượng giảng dạy; so sánh tỷ lệ đăng kí đầu năm, cuối năm; tỷ lệ trung bình cấp phòng, cấp tỉnh. Để đạt tỷ lệ, không gì hơn là nhờ … bàn phím.
Nếu căn cứ vào tỷ lệ này làm thước đo chất lượng giáo viên, bệnh thành tích không cần khám cũng biết nó như thế nào?
Đánh giá qua dự giờ, có khách quan không? Nếu khách quan, người ta chẳng kêu bỏ thi giáo viên dạy giỏi!
Thế nhưng, với giáo viên có kinh nghiệm, chỉ cần dự một vài tiết dạy, đánh giá chính xác đồng nghiệp mình như thế nào; vấn đề là người đánh giá có trung thực không, trung thực với kết quả thực, hay với mong muốn của hiệu trưởng!
Bỏ biên chế, bỏ chạy việc; liệu có phát sinh tiêu cực mới “chạy hợp đồng” hàng năm?
Làm sao nâng cao chất lượng giáo dục, giáo viên thực chất khi bỏ biên chế suốt đời?
Trước tiên phải xác định, hợp đồng giáo viên là hợp đồng hàng năm hay bao nhiêu năm?
Có khung xử lý vi phạm hợp đồng cụ thể, nêu sai phạm hợp đồng, cơ quan hay cá nhân nào chịu trách nhiệm bồi thường?
Người quản lý giáo viên, đánh giá sai năng lực, vì lợi ích cá nhân mà hủy hợp đồng, phải bồi thường như thế nào? Mức bồi thường là bao nhiêu? Tiền bồi thường từ ngân sách hay cá nhân chi trả.
Chính nhờ khung pháp lý này, kiềm chế “vua con”, thích thì ký, không thích thì hủy hợp đồng với giáo viên, không vì chất lượng giáo dục.
Cần có cơ quan đánh giá chất lượng giáo viên độc lập, phục vụ cho việc tranh chấp hợp đồng xảy ra.
Hàng triệu giáo viên, hàng trăm ngàn hiệu trưởng thay mặt nhà nước ký hợp đồng, tranh chấp xảy ra chắc không ít.
Trước khi bỏ biên chế suốt đời với giáo viên, phải hoàn thiện bộ tiêu chí đánh giá công chức, viên chức nói chung, giáo viên nói riêng.
Với ngành giáo dục, không thể kiểm định sản phẩm ngay được; vì vậy chất lượng giáo dục của giáo viên phải dựa trên đánh giá học sinh.
Hiện nay, chỉ dựa vào điểm số để đánh giá học sinh, như vậy quá lạc hậu.
Đổi mới đánh giá học sinh theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, năng lực phải cập nhật theo xu hướng phát triển kinh tế xã hội, tiệm cận với cách đánh giá của các nước tiên tiến như Singapore, Mĩ v.v...
Nếu không minh bạch cách đánh giá, chế độ “hợp đồng” sẽ là con dao “thanh trừng người trung thực”. Những người trung thực thường có năng lực, ít chịu luồn cúi, chạy chọt.
Chỉ đòi hỏi nâng cao chất lượng, bỏ qua nâng lương cho giáo viên đủ sống bằng lương, liệu có hợp lý?
Vấn đề lương giáo viên còn kiểu “Con gà có trước hay quả trứng có trước”, e rằng những chính sách mới với giáo dục khó mà đạt mong muốn.
Một người toàn tâm, toàn ý làm công việc của mình, chất lượng sản phẩm sẽ tốt hơn. Muốn toàn tâm, toàn ý làm việc, cuộc sống của họ phải được “công việc đảm bảo”.
Cổ nhân đã đúc kết “Có thực mới vực được đạo”, “nuôi” giáo viên như thế, không nảy sinh tiêu cực mới lạ.
Nâng cao chất lượng giáo viên bằng cách bỏ chế độ biên chế suốt đời cần cân nhắc, thực hiện đồng bộ các biện pháp; nóng vội, không lường hết các vấn đề nảy sinh dễ “vỡ trận” giáo dục.
Bệnh ung thư trong giáo dục, được dịp bùng phát, di căn trầm trọng hơn.
Theo giaoduc.net.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...