Phương án bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau và phương án cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn, đều không được đại biểu Quốc hội đồng ý bổ sung vào Luật phòng chống tác hại của rượu, bia.
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai ấn nút về nội dung Quốc hội xin ý kiến đại biểu Quốc hội bằng hệ thống điện tử về 03 nội dung của dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia. Ảnh: Doãn Tấn/TTXVN
Chiều 3/6, Quốc hội xin ý kiến đại biểu về 3 vấn đề còn "vướng" nhiều ý kiến khác nhau được quy định trong Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia.
Cụ thể, nội dung đầu tiên Quốc hội đưa ra hai phương án liên quan đến việc "cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông" và "cấm điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn" (hiểu đơn giản là "đã uống rượu bia là không lái xe").
Phương án một nhận được 236 đại biểu đồng ý (chiếm 48,76%), 176 đại biểu không đồng ý (chiếm 36,36%); Phương án 2 nhận được 240 đại biểu đồng ý (chiếm 49,59%), 169 đại biểu không đồng ý (chiếm 34,92%). Theo đó, cả hai phương án đều không đạt được trên 50% ý kiến nên không bổ sung vào dự thảo luật.
Quốc hội chưa thống nhất việc bổ sung thời gian cấm bán rượu bia vào luật
Về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ, có hai phương án được đưa ra là bổ sung quy định "thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22h đến 8h sáng hôm sau"; hoặc "không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ".
Kết quả biểu quyết cho thấy, phương án 1 nhận được 224 đại biểu Quốc hội đồng ý (chiếm 46,28%); 206 đại biểu không đồng ý (chiếm 42,56%); Phương án 2 nhận được 214 ý kiến đại biểu đồng ý (chiếm 44,21%); 206 đại biểu không đồng ý (chiếm 42,56%). Như vậy, cả hai phương án đều không đạt được quá bán 50% ý kiến đại biểu Quốc hội đồng ý.
Với quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình, Quốc hội cũng đưa ra hai phương án khác nhau. Cụ thể, Phương án 1 của dự thảo luật quy định "khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 18h đến 21h hàng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em".
Phương án 2, quy định "khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình trong thời gian từ 19h đến 20h hàng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em".
Kết quả phần lấy ý kiến cho thấy, 351 đại biểu đồng ý (chiếm 72,52%). 72 đại biểu không đồng ý (chiếm 14,88%). Do kết quả vượt quá 50% số đại biểu Quốc hội đồng ý, phương án 1 sẽ được đưa vào dự thảo Luật Phòng chống tác hại của rượu, bia.
Theo dantri.com.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...