Ly hương từng là câu chuyện phổ biến ở các vùng nông thôn. Thế nhưng giờ đây mọi chuyện đã khác. Không còn phải đi làm xa, nhiều lao động ở Thái Bình đã tìm được việc làm ngay tại quê hương với thu nhập ổn định. Sự thay đổi này bắt nguồn khi có các doanh nghiệp về làng.
Chị Bùi Thị Thu ở thôn Ái Quốc, xã Bình Định, huyện Kiến Xương là một trong những công nhân thuộc thế hệ đầu tiên làm việc tại công ty TNHH may Hiếu Lập. Từ ngày làm việc tại đây, chị Thu có nguồn thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống.
Chị Bùi Thị Thu - thôn Ái Quốc, xã Bình Định, huyện Kiến Xương: Trước đây tôi làm nông nghiệp thôi. Từ khi công ty thành lập thì tôi vào đây làm. Thu nhập mỗi tháng cũng được 5 triệu đồng. Có những công nhân ở đây mức thu nhập của họ còn cao hơn. Công nhân cứng có người đạt 10 triệu đồng/ tháng.
Tốt nghiệp THPT, chị Phạm Thị Lý, thôn Trung, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng không thi Đại học mà quyết định học nghề, tìm việc làm phù hợp với khả năng của bản thân. Không quá khó để chị Lý tìm được việc làm bởi hiện nay cũng có nhiều công ty, doanh nghiệp được thành lập tại địa phương.
Chị Phạm Thị Lý - thôn Trung, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng: Trước khi được nhận vào công ty TNHH may Đạt Đăng tôi chưa biết nhiều về việc. Công ty đã đào tạo và giúp đỡ tôi nên giờ tôi cũng đã thành thạo công việc. Mỗi năm thu nhập của tôi cũng được 80 triệu đồng. Ngoài ra thì còn được hưởng nhiều chế độ khác nữa. Làm gần nhà được cái công việc cũng thuận lợi mà không lo đường sá xa xôi.
Trong số hơn 500 công nhân của công ty TNHH may Đạt Đăng có những người như chị Lý nhưng cũng có rất nhiều lao động cách đây chưa lâu còn chân lấm, tay bùn trên những mảnh ruộng quê. Làm công nhân có nhiều cái khác so với làm ruộng nhưng cái khác rõ nhất là có được thu nhập cao và ổn định.
Anh Phạm Huy Chiến - Quản lý công ty TNHH may Đạt Đăng, xã Đông Phương, huyện Đông Hưng: Công ty nhận được rất nhiều sự ủng hộ của chính quyền địa phương để công ty thành lập, tạo công ăn việc làm cho lao động trên địa bàn. Hiện nay công ty có 550 công nhân, công ty đang mở rộng sản xuất và tuyển thêm công nhân vào những tháng tiếp theo để đáp ứng nguồn hàng xuất cho đối tác.
Sự xuất hiện ngày càng nhiều các nhà máy công nghiệp, đặc biệt là các công ty dệt may ngay trên những vùng quê đã giải quyết được rất nhiều vấn đề từ việc làm đến an sinh xã hội. Bà Nguyễn Thị Dương, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà có việc làm thêm kể từ khi công ty TNHH dệt may xuất khẩu Hồng Nhật thành lập.
Bà Nguyễn Thị Dương, xã Phúc Khánh, huyện Hưng Hà: Chúng tôi thì giờ không làm công việc nặng được. Công việc tại công ty rất phù hợp. Tôi đến đây cắt và bấm khăn. Thu nhập của tôi 1 ngày cũng được 100.000 đồng đến 150.000 đồng.
Ly nông nhưng không ly hương, đó là cái được lớn nhất khi đưa công nghiệp về làng. Không chỉ giải quyết một lượng lớn lao động nông nhàn, các công ty, doanh nghiệp mở ra còn gián tiếp giúp các gia đình nông thôn có điều kiện sum vầy để phát triển./.
Thu Trang
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...