Bệnh viện Đa khoa Thái Bình là bệnh viện lớn của tỉnh. Hiện tại đơn vị này khám và điều trị cho khoảng 1.500 bệnh nhân. Không những thế hàng ngày, bệnh viện còn đón hàng nghìn lượt người dân đến chăm sóc bệnh nhân và sinh viên tới bệnh viện thực tập. Bởi vậy, mỗi ngày bệnh viện xả ước khoảng trên 1 tấn rác thải và trên 600 m3/nước thải.
Không chỉ nỗ lực xây dựng bệnh viện thân thiện, môi trường cơ sở y tế “xanh - sạch - đẹp”, Bệnh viện đa khoa Thái Bình còn triển khai hiệu quả trồng và chăm sóc cây xanh để tạo không gian xanh cho bệnh viện, góp phần tạo cho tinh thần bệnh nhân có một cảm giác thân thiện, an tâm, tin tưởng, thoải mái, thư giãn phần nào giảm bớt nỗi đau về bệnh tật. Thời gian qua Bệnh viện đa khoa Thái Bình còn đặc biệt quan tâm thực hiện khá tốt việc thu gom, phân loại và xử lý rác thải y tế, rác thải sinh hoạt và nước thải của tất cả các khoa, phòng của bệnh viện.
Bác sỹ CK1 Nguyễn Văn Khoa – Trưởng Khoa kiểm soát nhiễm khuẩn: Khoa chúng tôi ngoài việc thực hiện nhiệm vụ theo thông tư 16 của Bộ Y tế ra thì trong đó có một nhiệm vụ là kiểm tra giám sát việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải tại các khoa.
Đối với rác thải sinh hoạt, hàng ngày đều được các tổ vệ sinh quét dọn, thu gom, tập kết về một điểm tại khu vực riêng và được Công ty CP môi trường đô thị Thái Bình tới vận chuyển hết trong ngày mang đi xử lý tại nhà máy theo ký kết hợp đồng ngay từ đầu năm giữa Bệnh viện với Công ty.
Còn đối với chất thải rắn y tế, trong đó bao gồm chất thải thông thường và chất thải nguy hại với sô lượng trung bình mỗi ngày khoảng gần 1.600 kg, nếu không có biện pháp xử lý ô nhiễm môi trường một cách có hệ thống thì nguy cơ ô nhiễm, lây lan bệnh ra cộng đồng rất lớn. Chính vì vậy, công tác quản lý, xử lý rác thải được Bệnh viện chú trọng triển khai thực hiện thông qua việc ban hành nhiều quy định và tập huấn, hướng dẫn cán bộ, nhân viên thu gom, phân loại, xử lý rác thải y tế theo đúng quy định.
Để quản lý việc phân loại giữa chất thải nguy hại với rác thải thông thường, Bệnh viện thường xuyên tổ chức kiểm tra chéo, tập huấn cho y tá, điều dưỡng. Công tác tuyên truyền về việc thu gom, phân loại, xử lý rác thải y tế cho đội ngũ cán bộ, nhân viên được tăng cường thực hiện nhằm nâng cao nhận thức về sự cần thiết phải quan tâm làm tốt công tác phòng, chống nhiễm khuẩn, bảo vệ môi trường bệnh viện.
Rác thải y tế được phân làm 3 loại gồm: rác thải sinh hoạt thông thường, rác thải tái chế và rác thải nguy hiểm, trong đó rác thải tái chế chiếm từ 80 - 90%, rác thải nguy hại chiếm từ 10 - 20%. Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo tăng cường tái chế chất thải y tế nhằm mục đích tránh lãng phí, hạn chế gây ô nhiễm môi trường và đem lại lợi ích về kinh tế.
Do đó, Bệnh viện bố trí các thùng rác với màu sắc khác nhau tại các khoa, phòng, buồng bệnh để phân biệt giữa rác thải sinh hoạt và rác thải y tế. Đặc biệt, tại các buồng bệnh, buồng thủ thuật, chất thải được phân loại ngay từ ban đầu theo từng nhóm, mỗi nhóm đều được đựng vào thùng riêng biệt. 100% các khoa đã phân loại đúng chất thải từ nơi phát sinh, không còn chất thải nguy hại lẫn vào chất thải sinh hoạt.
Chất thải sau khi thu gom, vận chuyển về khu vực lưu kho, có sổ theo dõi hàng ngày và được thực hiện tiêu hủy định kỳ. Nhân viên Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn sẽ phân loại rác thải tái chế và rác thải nguy hại. Đối với rác thải tái chế sẽ tiến hành phân loại, khử trùng bằng hóa chất Javen, Cloramin - B để tái sử dụng. Rác thải nguy hại, bao gồm bơm kim tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, các phế thải từ phẫu thuật, mô tế bào, nhau thai, hóa chất xét nghiệm, Bệnh viện ký hợp đồng với Công ty Cổ phần Công nghệ môi trường ITC 2 ngày/lần vận chuyển, xử lý theo đúng quy định.
Bà Đặng Thị Bích – Công ty CP Môi trường và kỹ thuật tài nguyên môi trường ITC: Các xe tiêm đầy thì bên chống nhiễm khuẩn thu thì đã cho vào các thùng, nhiệm vụ của đội vệ sinh là thu gom những túi bóng rác đó cho vào các thùng theo quy định.
Còn đối với nước thải thì trung bình mỗi ngày, Bệnh viện phát sinh trên 600 m3 nước thải. Đây là nguồn nước ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường, nhất là nước thải từ các khu xét nghiệm, X quang, khoa cấp cứu, chấn thương... Năm 2018, được sự quan tâm hỗ trợ kinh phí từ Bộ Y tế, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình hệ thống xử lý nước thải y tế bằng công nghệ AAO với công suất xử lý 1.000m3/ngày đêm. Mục tiêu nhằm giải quyết triệt để vấn đề ô nhiễm môi trường do nước thải sinh ra trong quá trình hoạt động của Bệnh viện, công nghệ AAO là quy trình xử lý sinh học liên tục ứng dụng nhiều hệ vi sinh vật khác nhau: hệ vi sinh vật kị khí, thiếu khí, hiếu khí để xử lý nước thải. Dưới tác dụng phân hủy chất ô nhiễm của hệ vi sinh vật mà nước thải được xử lý đảm bảo đúng tiêu chuẩn trước khi xả thải ra môi trường.
Ông Nguyễn Thanh Tùng – Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn: Nước thải từ bể lắng ra thì sẽ ra bể khử trùng và từ bể khử trùng này sẽ xử lý bằng Zaven hoặc bột clo cho đảm bảo.
Hiện nay khu xử lý nước thải của bệnh viện đa khoa Thái Bình đang trong thời gian vận hành thử nghiệm mới được gần hai tháng nay, bước đầu đã có những hiệu quả rõ rệt.
Thầy thuốc ưu tú Lại Đức Trí – Phó giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thái Bình: Hiện nay để đáp ứng yêu cầu kỳ vọng của người bệnh là phát triển kỹ thuật cao thì bệnh viện còn phải quan tâm 1 vấn đề rất quan trọng đó là vấn đề môi trường. Phải làm tốt vấn đề này thì bệnh viện mới đảm bảo yêu cầu tốt nhất trong khám và điều trị bệnh cho nhân dân.
Hy vọng, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, công tác bảo đảm vệ sinh môi trường và hệ thống thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn của bệnh viện đa khoa Thái Bình sẽ đáp ứng yêu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao của nhân dân trong và ngoài tỉnh.
Hương Sen
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...