Tăng năng suất, tăng giá trị sản phẩm là đích đến mà bất cứ người sản xuất nào cũng hướng tới. Muốn như vậy, không gì khác phải là việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất. Nhận thức được điều này, thời gian qua, đã có nhiều người dân tiên phong áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp và gặt hái thành công.
Mặc dù đang là giữa tháng 5, thế nhưng hơn 3ha ớt của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Toan Vân lúc nào cũng trĩu quả. Để ớt ra trái vụ mà lại đạt năng suất cao, chất lượng tốt, ngay từ khâu chọn giống đến chăm sóc, công ty Toan Vân luôn ứng dụng khoa học công nghệ.
Bà Mai Thị Tươi - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại Tổng hợp Toan Vân: Để đạt được chất lượng cao thì chúng tôi tiếp nhận quy trình trồng ớt của Viện nghiên cứu rau quả, lúc làm hạt giống chúng tôi phải đặt trong bầu ở khu nhà kính, chúng tôi có nhật ký đồng ruộng để theo dõi nhiệt độ từng ngày, độ ẩm, lượng mưa cũng như tình trạng khu vực trồng ớt.
Nhờ luôn tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình khoa học công nghệ, mà sản phẩm ớt của công ty Toan Vân luôn có chất lượng tốt, giá thành cao và được thị trường nước ngoài ưa chuộng. Từ thành công này, công ty tiếp tục đầu tư nhiều công nghệ sản xuất hiện đại, để mở rộng sản xuất với nhiều cây trồng mới.
Bà Mai Thị Tươi - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần thương mại Tổng hợp Toan Vân: Chúng tôi tập trung xây dựng khu nhà kính và trang bị đầy đủ hệ thống nông nghiệp công nghệ cao như hệ thống tắt nắng tự động, hệ thống kiểm soát nước tưới bằng điện thoại kết hợp phần mềm để đạt được chất lượng tốt nhất cho cây cà chua ghép sắp tới.
Còn với doanh nghiệp Thu Dân, phường Tiền Phong, thành phố Thái Bình, nhờ ứng dụng khoa học công nghệ đã giúp anh Nguyễn Đức Dân nuôi cấy thành công hàng ngàn phôi nấm đông trùng hạ thảo trong 1 thời gian ngắn đáp ứng yêu cầu thị trường.
Anh Nguyễn Đức Dân - phường Tiền Phong thành phố Thái Bình: Để nuôi cấy đông trùng hạ thảo cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhiệt độ, độ ẩm. Nếu áp dụng khoa học công nghệ thì từ 1 phôi ban đầu có thể nhân ra số lượng hàng ngàn phôi khác nhau và tạo ra nhiều sản phẩm đa dạng.
Ông Lê Hồng Sơn - Chủ tịch Liên hiệp các Hội KHKT Thái Bình: Trong thời gian tới chúng tôi quảng bá tới nhiều nơi và tìm những công ty, gia đình có thể ứng dụng để nhân rộng và hỗ trợ về mặt khoa học kĩ thuật để giúp những mô hình này phát triển.
Đó là những mô hình điểm trong việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất ở Thái Bình hiện nay. Thành công của những mô hình trên đã cho thấy chỉ có thể ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến, mới đưa ra được sản phẩm hàng hóa đạt chất lượng, đáp ứng nhu cầu của thị trường trong nước và xuất khẩu./.
Vũ Hà
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận, cho ý kiến nhiều dự án luật quan trọng và xem xét, thông qua các dự án Luật, dự thảo Nghị quyết đã được trình Quốc hội trong đợt 1...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Đoàn công tác của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do đồng chí Bùi...
Sáng 14.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội có...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...