Thái Bình: Số ca mắc sởi tăng đột biến

Thứ 2, 20/05/2019 | 14:55:19
334 lượt xem

Gần đây, trên cả nước nói chung và tại tỉnh Thái Bình nói riêng, dịch sởi đang có xu hướng gia tăng và nguy cơ bùng phát trở lại. Các ca mắc sởi chủ yếu là trẻ nhỏ.

Với biểu hiện ban đầu là ho và sốt, bệnh nhi Nguyễn Thị Kim Chi được gia đình đưa đi nhờ một người quen từng làm y tá khám bệnh và cho rằng bị sốt phát ban. Sau khi uống thuốc nhiều ngày nhưng không chuyển biến, Chi mới được đưa đến bệnh viện, phát hiện mắc sởi nặng. Cả 2 em của Chi đều bị lây và cùng nhập viện. Đáng lưu ý, trước kia khi đến tuổi tiêm phòng, 3 chị em không được cha mẹ đưa đi tiêm chủng. 

Chị Phạm Thị Thúy, mẹ của 3 chị em Nguyễn Thị Kim Chi: Tôi cứ xem tivi nói tiêm phòng cho trẻ em cứ hay xảy ra việc không mong muốn, tôi hãi nên tôi không cho con tôi tiêm nên mới bị thế này.

Hậu quả của không tiêm phòng là những đợt có nguy cơ bùng phát dịch sởi như hiện nay. Nếu trong tháng 4, Khoa Truyền nhiễm, bệnh viện Nhi Thái Bình chỉ ghi nhận 18 trẻ mắc sởi, thì từ đầu tháng 5 đến nay đã có tới gần 50 trường hợp mắc bệnh này. Đa phần đều do không tiêm hoặc chưa tiêm vắc xin đầy đủ. Các bác sĩ khuyến cáo, người dân cần cẩn trọng bởi dịch sởi thường tái diễn theo chu kỳ 4 - 5 năm/lần. Năm 2014, cả nước đã từng xảy ra dịch sởi lớn với gần 1.000 ca mắc. Theo chu kỳ, năm nay có thể là năm dịch sởi sẽ quay trở lại. 

BS CKI Đỗ Mạnh Dũng, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi Thái Bình: Nếu không được khám, phát hiện kịp thời thì sởi đặc biệt nặng sẽ tiến triển biến chứng tổn thương những cơ quan quan trọng như viêm phổi, tổn thương cơ tim và có thể bội nhiễm vi khuẩn khác. Những trẻ mắc sởi sẽ suy giảm miễn dịch, việc bội nhiễm rất dễ dàng và có nguy cơ tử vong.      

Bác sĩ Phạm Hữu Thắng - Trưởng khoa Kiểm soát bệnh truyền nhiễm, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thái Bình: Các trường học, nhà trẻ, những nơi tập trung đông người bố trí triển khai các biện pháp phòng chống dịch chủ động, vệ sinh cá nhân, vệ sinh khu vực nhà ở, nơi sinh hoạt, nơi công tác để giảm thiểu việc lây lan cũng như phát tán mầm bệnh ra ngoài cộng đồng.

 Khi phát hiện trẻ bị sốt, ho, chảy nước mũi, phát ban, phụ huynh cần sớm đưa đến cơ sở y tế gần nhất để khám, điều trị, đề phòng các biến chứng và diễn biến nặng xảy ra. Không nên đưa trẻ điều trị vượt tuyến khi không cần thiết để tránh quá tải và lây nhiễm chéo trong bệnh viện.

          Hà My

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo
Quốc hội thảo luận về sửa đổi dự án Luật Quảng cáo

Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quảng cáo. 

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...