Ngoài đặc thù là trồng lúa, nông dân một số xã như An Vũ, An Tràng, An Dục, An Vinh của huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình còn được biết đến với nghề trồng cói, dệt chiếu. Nghề đã mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Tuy nhiên, từ năm 2012 đến nay, diện tích trồng cói đã dần bị thu hẹp.
Tại xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, người dân ở đây chia sẻ nghề trồng cói không còn được thịnh hành như trước nên bây giờ cũng ít hộ gắn bó với nghề này.
Bà Nguyễn Thị Bẩy, Xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ: Nghề trồng cói giờ không còn thịnh hành như trước vì hiệu quả trồng giờ không cao mà làm thì vất vả lắm. Nhiều người làm cốt giữ lại nghề truyền thống ở địa phương.
Ông Ngô Quang Viện, Giám đốc Hợp tác xã kinh doanh & Dịch vụ nông nghiệp Vọng Lỗ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ: Nghề trồng cói trước kia thịnh hành, nông dân trồng khắp cánh đồng này nhưng hiện nay do nhân lực làm nông nghiệp ít do làm các công ty, xí nghiệp, làm nghề này vất vả nên người dân đã không còn mặn mà với nghề.
Đó chính là một số nguyên nhân khiến cánh đồng thuộc thôn Vọng Lỗ, xã An Vũ này, trước kia rộng cánh cò bay với những cánh đồng cói xanh mướt mắt, giờ đây chỉ còn diện tích vỏn vẹn vài héc-ta. Những người gắn bó với nghề trồng cói nhiều năm trước đây không khỏi ngậm ngùi khi nhớ về thời phát triển với diện tích hàng trăm héc-ta.
Bà Nguyễn Thị Bẩy, Xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình: Trước kia trồng cói hiệu quả gấp 4-5 lần so với cấy lúa.
Nghề trồng cói được coi là nghề có thu nhập cao ổn định tại xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ. Theo người trồng cói tại xã An Vũ: Cói cấy trồng như cấy cây lúa. Trồng cói 1 lần có thể cho thu hoạch trong nhiều năm. Mỗi năm cây cói cho thu hoạch 2 lần, lần thu hoạch thứ nhất vào tháng 5 âm lịch, lần 2 cho thu hoạch vào tháng 9, tháng 10 âm lịch. Sau mỗi lần thu hoạch, người trồng cói chỉ việc chăm sóc bằng phân bón như chăm lúa, cây sẽ phát triển tốt. Đặc biệt, cây cói rất ưa vùng đất chua, trũng. Theo người dân trồng cói, trồng vùng chua trũng, cây cói sợi sẽ dài hơn, cây chuốt óng ả và cứng hơn.
Chính sự phát triển của cây cói mà nghề dệt cói truyền thống đã phát triển mạnh vào tại các một số xã tại Quỳnh Phụ, và các xã đều có trên 50% lực lượng tham gia trồng cói và dệt chiếu và đươc công nhận là xã nghề. Trong đó có xã An Vũ được công nhận là xã nghề từ năm 2014. Nhiều thôn trong xã An Vũ, người dân tập trung dệt chiếu cói, một số cơ sở sản xuất trong xã đã đầu tư máy móc dệt.
Bà Vũ Thị Thoại, Thôn Vũ Hạ, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ: Cây cói miền nam có ưu điểm dài nhưng khi giặt cây mềm nhũn. Cây cói tại An Vũ mang bản chất của cói tại miền Bắc, tuy xấu nhưng khi dệt chiếu dày, mềm, dẻo, khi diệt chiếu mà giặt, chiếu không mềm, không rũ.
Ông Phạm Văn Khánh - Chủ tịch UBND xã AN Vũ, huyện Quỳnh Phụ: Thực ra cây cói phát triển trước đây có diện tích trên 100 ha. Tuy nhiên, thực tế, cây cói các vùng cao hơn 2m, cói trồng tại xã lại thấp hơn không đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
Từ năm 2012 đến nay, diện tích cói đã dần thu hẹp lại các thôn trong xã An Vũ. Nghề dệt chiếu thủ công do giá thành cao nên không thịnh hành bằng chiếu dệt máy. Hầu hết, nông dân trồng cói, dệt chiếu thủ công đã chuyển trồng cói sang cấy lúa và làm thêm tại các cơ sở diệt chiếu máy.
Ông Nguyễn Văn Tuyển - Chủ tịch Hội nông dân xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ: Nghề trồng cói tại xã dần bị thu hẹp chủ yếu là do mất thị trường và không có nhân lực phát triển nghề và hiệu quả của nó không cao như trước.
Theo khảo sát của ngành chức năng địa phương, hiện nay, xã An Vũ, huyện Quỳnh Phụ có khoảng 25% số lao động tham gia nghề trồng cói. Chính vì vậy, việc xây dựng thương hiệu cho làng nghề và sản phẩm của làng nghề nhằm tăng thu nhập và tạo thu nhập ổn định cho người dân tại địa phương đang gặp nhiều khó khăn. Mặc dù có một số sở sản xuất chiếu cói muốn thu mua sản phẩm cây cói do người dân trồng.
Anh Nguyễn Văn Ngọc, Chủ cơ sở sản xuất chiếu cói Thân Vui: Chúng tôi sẽ thu mua sản phẩm cây cói của địa phương để sản xuất tại xưởng, mong rằng chính quyền địa phương và ngành chuyên môn vào cuộc để người dân quan tâm đến cây cói hơn và diện tích trồng được nhiều hơn phục vụ cho sản xuất tại xưởng.
Để sản phẩm làng nghề chiếu cói tại xã An Vũ và của huyện Quỳnh Phụ xây dựng được thương hiệu riêng, chất lượng ổn định, cần sự vào cuộc của cơ quan chức năng, của các doanh nghiệp sản xuất chiếu cói ngay tại địa phương. Cách làm này sẽ giúp nhiều nông dân trồng cói yên tâm sản xuất, khôi phục lại diện tích như trước kia. Từ đó, họ có thu nhập cao và làng nghề cũng phát triển ổn định hơn./.
Bùi Minh
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...