Hiện người dân đang thải ra khối lượng 120.000 tấn rác mỗi ngày, tức là gần gấp đôi so với trung bình cách đây 5 năm. Trong số đó đáng lưu ý nhất là rác thải nhựa. Mà theo báo cáo của Liên hiệp quốc, mỗi năm lượng rác thải nhựa thải ra đủ để bao quanh Trái Đất 4 lần.
Các sản phẩm từ nhựa, ni lông rất tiện ích, nhưng với đặc tính bền, khó phân hủy, chúng đang để lại hệ lụy khôn lường đối với sức khỏe con người và môi trường sống. Bởi mỗi phút có 1.000 túi nhựa được tiêu thụ. Nhưng chỉ có 27% trong số chúng được xử lý và tái chế. Nguồn rác thải nhựa này đang được coi là gánh nặng cho môi trường, thậm chí dẫn tới thảm họa ô nhiễm trắng.
Ông Nguyễn Thanh Xuân – Giám đốc nhà máy xử lý rác thải Thành phố Thái Bình cho biết: Tỷ lệ sử dụng túi nilon tăng 3-5%. So với những năm trước tăng. Thực ra nguy hại của túi nilon thứ nhất nếu không phân loại được từ nguồn và không hạn chế được lượng sử dụng thì đưa về đốt ảnh hưởng tới môi trường, không khí.
Nhựa có thể khiến môi trường ô nhiễm kinh khủng. Và đây là minh chứng rõ nhất cho điều này. Chỉ 6 năm nữa, cứ 3 tấn cá sẽ có 1 tấn rác thải nhựa trên đại dương. Rác thải nhựa tồn tại 400 năm, trở thành một phần thức ăn đầu độc các loài sinh vật biển; nhựa còn biến thành các hạt vi nhựa độc hại, chất hóa học sẽ ngấm vào đất và nước gây ô nhiễm. Theo thống kê, 1kg muối có thể chứa tới 600 hạt nhựa. Nếu mỗi ngày ăn 5g muối, sẽ có 3 hạt nhựa vào người. Và thậm chí, lượng nhựa trong muối có thể còn nhiều hơn như thế.
Ông Hoàng Văn Ngoạn – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Thái Bình cho biết thêm: Túi nilon và nhựa là vật chất bền trong môi trường, từ 100 - 500 năm. Sử dụng túi nilon trong đất liền và trôi ra biển tác hại lâu dài đến môi trường sinh thái, sức khỏe, đời sống của nhân dân.
5,7 tỉ tấn rác thải nhựa tích tụ trong hơn 60 năm hiện vẫn đang trôi nổi trên các đại dương, sông suối, hoặc được chôn lấp. Nếu không thay đổi thói quen, đến năm 2050, con người sẽ phải chung sống với 12 tỉ tấn rác thải nhựa.
Hạn chế rồi sau đó tiến tới không còn rác thải nhựa đang là biện pháp khẩn thiết để bảo vệ đại dương và cũng chính là bảo vệ tương lai của thế hệ mai sau.
Tại cuộc họp chiều ngày 16/4 nghe Sở TN&MT báo cáo kế hoạch thực hiện phong trào "chống rác thải nhựa biển" trên địa bàn tỉnh, đồng chí Đặng Trọng Thăng – Phó bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình giao Sở Tài nguyên và Môi trường tiếp thu đầy đủ ý kiến đóng góp của các đại biểu dự họp để hoàn thiện kế hoạch thực hiện phong trào “chống rác thải nhựa biển” trên địa bàn Thái Bình. Bên cạnh đó, các sở, ngành tiếp tục nghiên cứu, tham mưu giúp UBND tỉnh xây dựng, hoàn thiện đề án chống xả rác thải nhựa ra biển. Trong đề án phải xác định rõ rác thải nhựa ở khu vực biển Thái Bình là loại rác thải nhựa gì, nguồn xả rác thải nhựa từ đâu. Trên cơ sở đó phải đặt vấn đề làm thế nào để chống xả rác thải nhựa ra biển, trong đó phải làm tốt công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân để bảo vệ môi trường, từ đó thay đổi thói quen của người dân trong việc sử dụng túi nilon…
Hầu hết các túi nilon chỉ được sử dụng một lần duy nhất sau khi sản xuất, và 95% giá trị của các túi nilon, tương đương khoảng 80 - 120 tỷ đô la Mỹ đang bị lãng phí mỗi năm.Vậy thì thay bằng sử dụng túi nilon tại sao chúng ta lại không sử dụng cách khác. Vừa tiết kiệm được tiền chi tiêu hàng ngày vừa không gây ô nhiễm môi trường. Và cách làm của Hội phụ nữ huyện Kiến Xương là một ví dụ. Đó là đi chợ cùng làn nhựa. Thói quen được rất nhiều phụ ở đây hưởng ứng vì những lợi ích thiết thực.
Bà Vũ Thị Liên, xã An Bình, huyện Kiến Xương: mỗi ngày đi chợ mua vài ba túi nilon vừa tốn kém vừa gây ảnh hưởng tới môi trường nên chúng tôi sử dụng làn nhựa thay thế.
Bà Phạm Thị Gấm, xã An Bình, huyện Kiến Xương: Vì túi nilon gây ô nhiễm môi trường nên tôi thay đổi thói quen ngày nào cũng đi chợ bằng làn.
Theo tính toán sơ bộ, mỗi ngày, một người đi chợ sẽ sử dụng trung bình 10 túi ni lông, và từ đây một lượng rác khó phân hủy khổng lồ sẽ thải ra môi trường. Vì vậy mô hình dùng làn nhựa đi chợ thực sự có ý nghĩa lớn.
Bà Nguyễn Thị Nhài - Chủ tịch Hội LHPN xã An Bình, huyện Kiến Xương cho biết thêm: Chúng tôi nhận thức túi nilon rất hại cho môi trường, khó phân hủy. Chúng tôi tuyên truyền cho toàn thể cán bộ hội viên phụ nữ và toàn thể nhân dân dùng làn nhựa và lá tươi đi chợ..
Không chỉ ở riêng huyện Kiến Xương, mô hình này cũng đang được nhân rộng ra nhiều địa phương trong toàn tỉnh Thái Bình. Đồng thời các cấp hội phụ nữ cũng đang nghiên cứu đưa ra các loại túi xách có thể gấp gọn đối với nữ công nhân viên chức, nhằm từng bước hạn chế và nói không với việc sử dụng túi nilon.
Ông Hoàng Văn Ngoạn – Chi cục trưởng Chi cục bảo vệ môi trường, Sở TN&MT Thái Bình cho biết: Cố gắng đến năm 2020 các cơ quan nhà nước không sử dụng chai nhựa, túi cúc. Trường hợp cần thiết phải sử dụng túi cúc hoặc cặp nhựa phải có kế hoạch tái chế, tái sử dụng. Khuyến khích các doanh nghiệp thực hiện theo mô hình của cơ quan nhà nước. Đề nghị các siêu thị, cửa hàng, kiốt chợ sử dụng vật liệu thân thiện với môi trường, thân thiện với tự nhiên để gói như: lá sen, lá chuối hoặc nghiên cứu sản phẩm khoa học như bã mía, rơm rạ làm sản phẩm bao gói để dễ xử lý về sau.
Những ngày đầu năm, trong chuyến về thăm và làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã đề nghị Thái Bình phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường nghiên cứu thí điểm để trở thành tỉnh kiểu mẫu không xả rác thải nhựa ra biển.
Vì môi trường sống, vì sự phát triển của thế hệ tương lai sau này, mỗi người trong chúng ta thay đổi thói quen tiêu dùng để giảm nguồn rác thải nhựa. Hãy bắt đầu từ những việc làm đơn giản như là sử dụng những sản phẩm thân thiện với môi trường.
Hoài Thu
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Chiều 17.11, đoàn giám sát của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội do...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...