Ông Kim Jong-un sẽ chọn “con đường mới” hậu thượng đỉnh Mỹ - Triều lần 2?

Thứ 5, 21/03/2019 | 15:49:47
450 lượt xem

Sau khi hội nghị thượng đỉnh lần 2 với Tổng thống Mỹ Donald Trump không đạt được thỏa thuận chung, Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un có thể cân nhắc thay đổi chiến lược quốc phòng.

Tổng thống Trump và Chủ tịch Kim ăn tối trước khi bước vào hội nghị thượng đỉnh lần 2 tổ chức tại Hà Nội tháng trước

Ngày 27-28/2, cuộc gặp thượng đỉnh giữa ông Kim và ông Trump tại Hà Nôi đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận chung. Bắt đầu từ thời điểm đó, căng thẳng giữa 2 bên đã có dấu hiệu trở lại, đe dọa tới tiến trình đàm phán mà họ đã đạt được trong suốt một năm qua.  

Dù 2 bên không đưa ra những phát ngôn mạnh mẽ và có tính công kích như trước đây, tuy nhiên họ đều thể hiện quan điểm cứng rắn. Trong khi Triều Tiên nói rằng họ cân nhắc dừng đàm phán với Mỹ thì Washington lại cáo buộc Bình Nhưỡng “không thực hiện những điều cần làm”.

Trong bài phát biểu hồi đầu năm nay, ông Kim nói rằng ông sẽ phải tìm hướng đi mới để bảo vệ Triều Tiên trong kịch bản Mỹ không giữ lời hứa. Sau hội nghị lần 2 và phản ứng của các bên thời gian gần đây, giới chuyên gia bỏ ngỏ khả năng Triều Tiên lựa chọn con đường mới.

Trong phát biểu tuần trước, Thứ trưởng Ngoại giao Triều Tiên Choe Son-hui nói rằng Mỹ đã “bỏ lỡ cơ hội vàng”. Bà nhấn mạnh rằng ông Kim sẽ sớm công bố đường hướng mới, nhằm quyết định xem Triều Tiên có nối lại hoạt động thử tên lửa hay không.

Tuyên bố của bà Choe được đưa ra sau khi truyền thông thế giới công bố các bức ảnh vệ tinh chụp cơ sở tên lửa Triều Tiên cho thấy hoạt động tại những địa điểm này. Điều này đã làm dấy lên mối quan ngại từ các bên rằng Triều Tiên sẽ có thể tiếp tục các hoạt động thử nghiệm vũ khí sau hơn 1 năm gián đoạn.

Quay trở về với "chính sách Byungjin"?

Hoài nghi về cái gọi là “con đường mới” mà Triều Tiên có thể lựa chọn, nhiều chuyên gia cho rằng Bình Nhưỡng có thể sẽ quay trở lại với chính sách Byungjin.

“Triều Tiên đã gợi ý một vài lần năm ngoái rằng họ có thể quay về chính sách Byungjin”, Cheong Seong-chang, phó chủ tịch bộ phận nghiên cứu kế hoạch tại viện Sejong (Hàn Quốc), cho hay.

Chính sách Byungjin ra đời dưới thời ông Kim, với mục tiêu phát triển song song nền kinh tế và vũ khí hạt nhân với chức năng bảo đảm an ninh.

Tháng 4 năm ngoái, ông Kim tuyên bố chính sách trên đã thành công và cho biết Triều Tiên sẽ dừng thử tên lửa, đóng cửa các cơ sở vũ khí. Đây là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên đã chính thức dừng chính sách.

Tuy nhiên, trong thông báo của Bộ Ngoại giao Triều Tiên vào tháng 11 cùng năm, Bình Nhưỡng cho biết họ có thể “quay lại chính sách cũ” nếu Mỹ không thay đổi quan điểm và gỡ bỏ lệnh trừng phạt.

Trong khi đó, giới chuyên gia cho rằng Triều Tiên có thể áp dụng con đường cũ, nhưng với một cái tên mới. 

Tìm kiếm đối tác đàm phán mới?

Ảnh vệ tinh làm dấy lên nghi vấn Triều Tiên có thể sẽ tiếp tục thử nghiệm tên lửa 

Một trong những phương án cho “con đường mới” có thể là việc Triều Tiên sẽ tự đưa ra lịch trình phi hạt nhân hóa và sau đó sẽ đàm phán với các đồng minh Trung Quốc và Nga, những nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.

“Theo đuổi lại chính sách Byungjin chỉ khiến cho Triều Tiên chịu thêm nhiều lệnh trừng phạt quốc tế và bị cách ly nhiều hơn”, ông Hong Min, giám đốc bộ phận nghiên cứu Triều Tiên tại Viện Thống nhất Quốc gia (Hàn Quốc), nhận định.  

Rõ ràng là Triều Tiên có động lực để lựa chọn con đường đàm phán với Mỹ vì vai trò địa chính trị của họ tại bán đảo Triều Tiên. Tuy nhiên, nếu Bình Nhưỡng cảm thấy rằng Mỹ là một đối tác đàm phán quá cứng rắn, họ có thể sẽ tìm những đối tác dễ chịu hơn, ông Hong nói.

“Theo đuổi cam kết phi hạt nhân hóa với Trung quốc hay Nga có nghĩa là đàm phán với cộng đồng quốc tế. Nếu ông Kim thực hiện các hoạt động đỡ bỏ cơ sở hạt nhân và các đồng minh xác nhận điều đó thì làm thế nào Hội đồng Bảo an có thể tiếp tục giữ các lệnh trừng phạt chống lại Bình Nhưỡng?”, ông Hong nhận định, nhấn mạnh các tổ chức quốc tế sẽ tham gia vào quá trình xác minh.

“Từ quan điểm của Triều Tiên, nếu đàm phán với Mỹ không thành, họ có thể đàm phán với Trung Quốc và Nga và vừa phi hạt nhân hóa theo lộ trình của riêng họ và có thể sẽ được gỡ bỏ một phần lệnh trừng phạt”, chuyên gia Park Won-gon của đại học Handong (Hàn Quốc), nhận định.

Theo Dantri

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...