Tại Ngày hội Tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp diễn ra sáng nay 17/3, đại diện Bộ GD-ĐT đã nhận được một câu hỏi bất ngờ với nhận định ngành giáo dục ngày càng bê bối, đi xuống.
Thăm dò triển vọng ngành sư phạm, câu hỏi đến từ một thí sinh Bắc Giang: “Ngành giáo dục ngày càng bê bối, đi xuống, liệu rằng sẽ có tiến triển tốt hơn trong tương lai và với những học sinh đam mê theo ngành sư phạm thì đến năm 2020, tỷ lệ sinh viên sư phạm thất nghiệp có giảm?
Câu hỏi của thí sinh Bắc Giang khiến cả khu vực tư vấn xôn xao và cũng khiến đại diện Bộ GD-ĐT khá sốc, nhưng TS Nguyễn Thị Kim Phụng (Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học, Bộ GD-ĐT) vẫn thẳng thắn trả lời:
"Căn cứ vào đâu để em nói ngành giáo dục ngày càng bê bối? Tôi đánh giá học sinh dám nói trực tiếp đến nội dung này thể hiện em quan tâm đến các vấn đề xã hội và thể hiện trách nhiệm công dân của mình. Tuy nhiên, phải khẳng định nhận định ở câu hỏi này xuất phát từ góc độ các em chưa đủ thông tin".
Theo bà Phụng, nếu nói ngành giáo dục ngày càng bê bối thì đó là nhận định từ góc độ chưa đầy đủ thông tin.
Nếu tự đánh giá về thành tích giáo dục trong nước có thể bị cho là chủ quan, nhưng nhiều đánh giá quốc tế rất khách quan đã cho thấy giáo dục Việt Nam có nhiều thành tích đáng khích lệ.
“Trong năm 2018, Việt Nam được đánh giá là một trong hai quốc gia năng động và đổi mới giáo dục hiệu quả nhất châu Á (cùng với Trung Quốc). Ngoài ra, cũng năm 2018, Việt Nam đã có 2 đại học lọt vào top 1.000 đại học hàng đầu thế giới, 7 trường đại học lọt top 400 đại học tốt nhất châu Á. Như vậy, không thể nói mọi thứ của giáo dục Việt Nam đã hoàn toàn tốt, nhưng cũng không thể nói giáo dục Việt Nam ngày càng bê bối được. Tất cả những lao động hiện nay đều là sản phẩm chủ yếu của nền giáo dục trong nước”, bà Phụng nhấn mạnh.
Về tỉ lệ sinh viên có việc làm sau tốt nghiệp, theo bà Phụng, thống kê 2 năm qua từ các trường đại học cho tỷ lệ dao động khoảng 86-87%, riêng với ngành sư phạm thì tỉ lệ này khoảng 81%.
Dựa theo bản tin thị trường lao động hàng quý của Bộ LĐ-TB&XH phối hợp với Tổng cục Thống kê thì, số lượng người có trình độ đại học thất nghiệp ở khoảng 138.000 đến 230.000. So với hơn 5 triệu lao động trình độ đại học thi tỷ lệ người tốt nghiệp đại học có việc làm dao động trong khoảng 95-97%.
Các thí sinh dự buổi tư vấn tuyển sinh-hướng nghiệp.
Riêng với ngành sư phạm, từ năm 2018 đến các năm tiếp theo, Bộ GD-ĐT đã thống kê nhu cầu sử dụng giáo viên của các địa phương ở các cấp và các môn học và trên cơ sở đó giao chỉ tiêu sư phạm cho các ngành. Như vậy, trong tương lai, tỉ lệ sinh viên ngành sư phạm có việc làm sau khi ra trường sẽ cao hơn tỉ lệ các trường thống kê như hiện nay.
“Chúng tôi mong muốn và sẽ tìm mọi biện pháp để đảm bảo rằng riêng đối với ngành sư phạm thì có thể kế hoạch được và sinh viên sư phạm ra trường sẽ có việc làm cao hơn tỷ lệ được các trường đang thống kê hiện nay (81%)”, bà Phụng cho rằng đó là những thông tin mà các thí sinh có thể yên tâm.
Những thông tin này được chia sẻ tại Ngày hội tư vấn Tuyển sinh - Hướng nghiệp năm 2019 do Báo Tuổi trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT tổ chức sáng 17/3.
Theo Vietnamnet
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...