5 cách để uốn tính nết xấu ở trẻ thành tốt

Chủ nhật, 17/03/2019 | 15:21:42
703 lượt xem

Nhân cách xấu một khi đã hình thành thì khó thay đổi, nhưng có một số cách hữu ích để uốn nắn, ví như tập thói quen tốt.

Một đứa trẻ có tính cách hay nóng giận, mất tập trung có thể thông qua việc hình thành thói quen đọc sách để giúp trẻ bình tĩnh, tập trung hơn. Ảnh: Sina.

Tuổi vị thành niên là giai đoạn quan trọng để hình thành và hoàn thiện nhân cách. Có 5 khía cạnh sau có thể giúp các bậc cha mẹ trong việc rèn luyện tính cách tốt cho con, theo Sina.

1. Nguyên tắc tiến bộ từng bước

Kim tự tháp được làm bằng nhiều khối đá khác nhau. Sự hình thành của một tính cách tốt cần phải trải qua quá trình từng bước dài hạn. Tương tự như vậy, để khắc phục tính cách xấu đòi hỏi những nỗ lực lâu dài và không ngừng nghỉ.

Các nhà tâm lý học đã chỉ ra, tính cách là một bản chất đặc trưng tương đối ổn định. Một người luôn vội vàng, thiếu kiên nhẫn muốn anh ta bình tĩnh ổn định ngay, điều đó rất khó khăn. Cũng giống như kiểu người hẹp hòi muốn anh ta lập tức trở nên khoan thai và hào phóng cũng không thể thực hiện được. Do đó, để giúp trẻ vượt qua nhân cách xấu hay tạo ra nhân cách tốt, cha mẹ phải tuân thủ nguyên tắc tiến bộ dần dần, nhìn cho rộng, làm cho chắc.

2. Nguyên tắc từ từ thay đổi

Cảm xúc của con người là một trong những chỉ số đặc trưng của tính cách, có tác dụng cảm hóa đối với sự hình thành và biến đổi nhân cách. Đơn cử một người có khí chất mạnh mẽ có thể thông qua nỗ lực để nuôi dưỡng thành một nhân cách ổn định. Nếu một người có thể loại bỏ những phiền não, tức giận, thiếu kiên nhẫn và những cảm xúc tiêu cực khác, chắc chắn có ích để vượt qua sự cáu kỉnh khó chịu. Việc khích lệ cảm xúc tích cực, càng thường xuyên, càng kéo dài thì sự hình thành và tu luyện nhân cách tốt càng dễ dàng hơn. Cha mẹ hãy năng khích lệ những điều tốt ở con hơn.

3. Nguyên tắc lấy mới thay cũ

Sau khi nhân cách xấu được hình thành, chúng ta không dễ để thay đổi nó. Song chúng ta có thể bắt đầu hình thành và sử dụng một số thói quen mới để khắc phục và dần thay đổi điểm yếu của tính cách ban đầu. Thói quen là nền tảng của sự hình thành tính cách. Do đó, thay thế những thói quen xấu cũ bằng những thói quen tốt rất hữu ích để khắc phục và thay đổi những điểm yếu ban đầu.

4. Nguyên tắc tích luỹ tính cách

Tính cách của một người có thể được thể hiện ở hai trạng thái khác nhau: tạm thời và ổn định. Trạng thái ổn định luôn tồn tại bên trong một người. Trạng thái tạm thời chỉ tồn tại trong một môi trường và điều kiện cụ thể, một khi môi trường và điều kiện thay đổi, nó biến mất.

Ví dụ, dũng cảm ở một số người là một tính cách ổn định, nhưng ở một số người khác lại là trạng thái tạm thời, một khi môi trường thay đổi nó sẽ biến mất. Nhưng điều này không có nghĩa là trạng thái tạm thời và trạng thái ổn định là không tương thích lẫn nhau và không thể chuyển đổi. Các trạng thái tạm thời này đóng vai trò là điểm khởi đầu để nuôi dưỡng một nhân cách tốt, nó được duy trì, tích lũy và dần dần hình thành trạng thái ổn định.

5. Nguyên tắc tự tu dưỡng

Dù có bao nhiêu tác động bên ngoài mà không có nỗ lực bên trong từ cũng không thể thành công. Để hình thành tính cách tốt, chính bản thân trẻ em phải được hướng dẫn thực hiện việc tự tu luyện lâu dài với một ý chí mạnh mẽ. Từ đó trẻ có thể học cách tự phân tích, tự kiểm soát, tự động viên, tự giám sát, tự kỷ luật, tự ngăn chặn những thói quen xấu.

Theo vnexpress.net

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận tại Tổ về các dự án Luật

Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình thảo luận tại tổ 10 gồm: đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang, về dự án Luật Thuế...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...