Sởi là bệnh có thể điều trị tại nhà khi không có biến chứng. Tuy nhiên, để điều trị sởi nhanh khỏi cần phải phát hiện sớm bệnh, điều trị và chăm sóc đúng cách.
Bệnh sởi tấn công cả trẻ con và người lớn
Điểm khác của sởi với sốt phát ban
Thời tiết thay đổi đột ngột, độ ẩm trong không khí cao là điều kiện thuận lợi cho bệnh sởi bùng phát thành dịch. Đặc điểm của vi rút sởi là khả năng lây lan bệnh rất nhanh, một đứa trẻ chưa tiêm sởi tiếp xúc với trẻ đang mắc sởi nguy cơ mắc tới gần 100%.
Theo ghi nhận của phóng viên tại Bệnh viện Nhi Trung ương số ca bệnh nhi nhập viện điều trị sởi do biến chứng bắt đầu tăng. Tại khoa Truyền nhiễm của bệnh viện hiện đang điều trị cho khoảng 15 - 20 trẻ mắc sởi.
Còn tại Bệnh viện Nhi Đồng 1, theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng khoa Nhiễm - Thần Kinh, Bệnh viện Nhi đồng I từ đầu năm 2019 đến nay số lượng bệnh nhi nhập viện do biến chứng của sởi vẫn ở mức cao (không tăng và cũng không giảm).
Hiện khoa đang điều trị cho khoảng 20 bệnh nhi mắc sởi, đa phần các bệnh nhi gặp biến chứng viêm phổi. Trước đó, vào cuối năm 2018 đã có một trường hợp bệnh nhi gặp biến viêm não, một biến chứng hiếm gặp. Rất may mắn bệnh nhân đã được cứu sống, tuy nhiên có để lại di chứng về chậm phát triển trí tuệ.
Theo chuyên gia chuyền nhiễm sởi nếu như không có biến chứng có thể chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, cần phải nhận biết sớm triệu chứng của bệnh, do bệnh có thể nhầm lẫn với sốt phát ban thông thường.
Ths.Bs Đỗ Thiện Hải - Phó trưởng khoa Truyền nhiễm, Bệnh viện Nhi Trung ương cho hay, tất cả các bệnh sốt phát ban đều có đặc điểm sốt rất cao. Bệnh sởi là bệnh sốt phát ban, nhưng phát ban của sởi có đặc điểm khác so với sốt phát ban thông thường.
Thứ nhất, nốt ban của sởi trình tự mọc ban từ sau tai lan ra mặt - lưng, sau từ 2 - 3 ngày ban sẽ lan ra toàn thân. Khi thấy trẻ sốt cao buổi sáng có phát ban ở sau tai, chiều các ban lan ra mặt và ngực thì cha mẹ cần nghĩ ngay tới sởi. Còn sốt phát ban thông thường thì sẽ mọc toàn thân ngay khi mọc ban.
Đặc điểm thứ 2, để nhận ra trẻ mắc sởi sớm vào ngày thứ 2 trẻ sốt cao sẽ có thêm biểu hiện mắt hơi đỏ (viêm kết mạc) hoặc mắt trẻ có rỉ mắt nhiều hơn.
Điểm thứ 3, khi trẻ mắc sởi thường kèm thêm các triệu chứng hắt hơi, sổ mũi do bị viêm long đường hô hấp.
Trẻ bị sốt phát ban thông thường sẽ không có viêm kết mạc và viêm long đường hô hấp.
Bác sĩ Hải khuyến cáo: "Khi nhiễm virút sởi khiến cho hệ miễn dịch bị suy giảm nhất nhanh, bệnh nhân dễ bị nhiễm các bệnh nhiễm trùng cơ hội khác".
Một số nhiễm trùng hay gặp phải khi trẻ mắc sởi như, viêm phổi rất nặng, tiêu chảy kéo dài. Trước đây, khi chương trình uống vitamin A chưa được rộng rãi trẻ mắc sởi còn dễ bị khô giác mạc, mờ mắt không hồi phục…
Chăm sóc trẻ bệnh sởi tại nhà
Cũng theo bác sĩ Hải để tránh biến chứng do vi rút sởi khi chăm sóc trẻ tại nhà cần phải lưu ý những vấn đề sau:
Hạ sốt đúng cách cho trẻ, dùng thuốc hạ sốt theo chỉ định 10g - 15g/kg, uống 5 - 6 tiếng cho trẻ uống/lần. Chỉ uống thuốc khi trẻ sốt cao trên 38,5 độ, trả sốt dưới 38,5 độ không cần phải dùng thuốc. Cho trẻ mặc quần áo thoáng mát.
Vệ sinh sạch sẽ, ngày vệ sinh 3 - 4 lần mũi, họng để phòng biến chứng. Do vi rút sởi gây tổn thương đường hô hấp nếu không vệ sinh sạch sẽ sẽ gây ra biến chứng viêm phổi.
Mắc sởi trẻ bị suy giảm miễn dịch do vậy nơi ở của trẻ phải sạch và ít người thăm hỏi trẻ để tránh bội nhiễm thêm các bệnh cơ hội.
Lưu ý, khi trẻ mắc sỏi vẫn cần phải tắm hàng ngày bằng nước ấm. Nhiều gia đình kiêng nước, không tắm khiến cho vi khuẩn trên da rất nhiều trẻ ngứa gãi bội nhiễm gây nhiễm trùng.
Ăn uống, nên cho trẻ ăn thức ăn dễ tiêu đủ chất, uống nhiều nước, nước ép hoa quả chứa nhiều Vitamin A để bổ sung kịp thời các chất dinh dưỡng mất do quá trình nhiễm trùng. Hạn chế, cho trẻ ăn những thức ăn dễ bị dị ứng như tôm, cua…
"Khi con có vấn đề bất thường nên đi khám để bác sĩ hướng dẫn điều trị và chăm sóc đúng cách cho trẻ.
Với những cơ địa đặc biệt như, trẻ 3 - 4 tháng, trẻ béo phì, trẻ bị suy giảm miễn dịch, bệnh nhân ung thư, bệnh nhân thận… cần phải nhập viện để bác sĩ theo dõi và chăm sóc", bác sĩ Hải nói.
Các phòng sởi đơn giản và hiệu quả nhất là tiêm phòng đủ mũi vắc xin cho trẻ nhỏ. Người lớn chưa tiêm vắc xin sởi hoặc không nhớ rõ đã tiêm hay chưa thì nên đi tiêm bổ sung.
Theo Tintuc
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...