Hoàng thành Thăng Long - điểm đến không thể bỏ qua khi tới Hà Nội

Thứ 7, 16/02/2019 | 09:32:08
2,239 lượt xem

Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới vào năm 2010.

Không kỳ vĩ lớn lao, không đẹp đẽ rực rỡ, song di sản Hoàng Thành Thăng Long có một giá trị đặc biệt mà những di sản khác ở Việt Nam không có – đó là giá trị văn hoá – lịch sử của chiều dài ngàn năm. Ảnh: Đoan Môn – cổng chính vào Cấm Thành nhìn từ phía trước.

Thành Thăng Long qua các triều đại Lý - Trần – Lê được liên tục được xây dựng và phát triển. Đó cũng là thời kỳ rực rỡ nhất của những triều đại trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Ảnh: Đoan Môn nhìn từ trong Cấm thành.

Sân nền đá và gạch vồ thời Lê, con đường gạch hoa chanh thời Trần từ Đoan Môn tới Điện Kính Thiên được phát lộ năm 1999.

Thềm điện Kính Thiên với đôi Rồng đá từ thời Lê.

Những kiến trúc và di vật ít ỏi còn lại vẫn chứng minh mạnh mẽ về những giá trị trường tồn của kinh thành Thăng Long suốt nghìn năm.

Các kiến trúc tiêu biểu còn lại của Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long là: Kỳ đài (cột cờ), Đoan Môn, thềm Rồng điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn; và những di chỉ khảo cổ dưới lòng đất được phát lộ và khai quật từ năm 2002. Ảnh: Hậu Lâu (lầu công chúa) - kiến trúc đã bị tu sửa nhiều lần.

Cột cờ - được xây dựng năm 1812 cùng thành Hà Nội. Cột cờ nằm trên trục bắc-  nam phía trước thành.

Cửa Bắc thành Hà Nội (Bắc Môn), kiến trúc cuối cùng trên trục thần đạo nam - bắc, cũng là cổng thành duy nhất còn lại.

Cửa Bắc là nơi ghi dấu ấn bi hùng của quân và dân Hà Nội trong cuộc chiến chống quân Pháp xâm lược, gắn liền với sự hy sinh anh dũng của Tổng đốc Nguyễn Tri Phương và Tổng đốc Hoàng Diệu.

Những di vật trong khu khảo cổ 18 Hoàng Diệu, thể hiện rất rõ từng tầng kiến trúc và lịch sử chồng lấp qua thời gian.

Ngày 28/12/2007, Bộ Văn hóa - Thể thao – Du lịch đã ra quyết định (số 16/2007/QĐ/BVHTTDL) công nhận khu Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (bao gồm khu Thành cổ Hà Nội và Khu di tích khảo cổ 18 Hoàng Diệu) là Di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật Quốc gia.

Ngày 12/8/2009, Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định (Số 1272/QĐ-TTg) xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt (đợt 1) đối với 10 di tích, danh lam thắng cảnh trên cả nước – trong đó có Di tích Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long (Hà Nội).

Và tới ngưỡng cửa của đại lễ 1000 năm Thăng Long, vào ngày 01/8/2010, Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long đã được UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

Trên thế giới rất hiếm tìm thấy một di sản thể hiện được tính liên tục dài lâu như vậy của sự phát triển chính trị, văn hoá như tại khu Trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội. Đây là niềm tự hào chung của Việt Nam cũng như của đất Thăng Long – Hà Nội nói riêng. 

Theo vov.vn

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...