Báo cáo từ Chỉ số thực trạng Giáo viên Toàn cầu 2018 - Global Teacher Status Index 2018 cho thấy nghề giáo được coi trọng nhất ở Trung Quốc, đạt 100 điểm.
Điều tra về Chỉ số thực trạng Giáo viên Toàn cầu 2018 - Global Teacher Status Index 2018, tổ chức Varkey Foundation đã thực hiện phỏng vấn hơn 1.000 người trong mỗi nền kinh tế về quan điểm của họ đối với nghề nghiệp và xếp hạng về mức độ giáo viên được tôn trọng ở từng quốc gia theo thang điểm từ 0 đến 100.
Nghiên cứu cho thấy nghề giáo được coi trọng nhất ở Trung Quốc, đạt 100 điểm. Nghề này cũng được đánh giá cao ở Malaysia.
Trong khi đó, giáo viên ở Nhật Bản, có điểm dưới 40, ít được tôn trọng hơn so với các đồng nghiệp của họ ở các nước châu Á khác được khảo sát.
Dù vậy con số trên vẫn là lý tưởng khi so với chỉ số này ở Brazil (điểm số chỉ là 1). Đáng ngạc nhiên, Israel - vùng đất của những khởi nghiệp, sáng tạo chỉ có điểm số khá khiêm tốn 6,5.
Tình trạng tôn trọng nghề giáo viên ở các quốc gia xếp hạng cao nhất và thấp nhất đã không thay đổi nhiều kể từ khi Varkey Foundation công bố kết quả chỉ số cuối cùng vào năm 2013.
Điểm số của Nhật Bản và Thụy Sĩ đã tăng hơn 20 điểm so với năm 2013 và Vương quốc Anh tăng thêm 10. Tuy nhiên, Hy Lạp đã giảm 25 điểm.
Cùng với việc nhấn mạnh thái độ của mỗi quốc gia đối với nghề dạy học, cuộc khảo sát cũng xác định xu hướng chung trên 35 nền kinh tế đối với nghề giáo, đó là:
Người già coi trọng nghề giáo hơn.
Sinh viên tốt nghiệp tôn trọng giáo viên hơn những người chưa tốt nghiệp.
Đàn ông tôn trọng giáo viên hơn phụ nữ.
Người làm cha mẹ kính trọng thầy cô hơn người không có con.
Cuộc khảo sát đã hỏi các bậc cha mẹ liệu họ có khuyến khích con cái họ trở thành giáo viên. Những người ở Ấn Độ, Trung Quốc, Ghana và Malaysia thường khuyến khích con cái họ theo đuổi sự nghiệp giảng dạy.
Đáng ngạc nhiên, ở Mỹ - nơi giáo viên thường nhận mức lương thấp hơn đáng kể so với các ngành nghề khác có trình độ đại học tương đương - một số lượng lớn phụ huynh lại rất muốn con cái họ trở thành giáo viên.
Trong những năm tới, giáo viên sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho giới trẻ về những tiến bộ công nghệ của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ Internet of Things, đến trí tuệ nhân tạo và robot.
Báo cáo chỉ ra sự cần thiết phải đầu tư vào hệ thống giáo dục và đào tạo, cùng với các chính sách thị trường lao động mới và phương pháp kinh doanh có khả năng đáp ứng nhu cầu của tương lai của công việc.
Theo vtv.vn
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...
Tiếp tục chương trình kỳ họp thứ Tám, sáng ngày 22.11, các đại biểu Quốc...
Sáng ngày 21.11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự thảo Nghị quyết...
Sáng 20.11, Quốc hội bắt đầu đợt 2 của Kỳ họp thứ 8, tiếp tục thảo luận,...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...