Để nhớ về sự tích Phan Tây Nhạc đời Hùng Vương thứ 18 thống lĩnh quân tiên phong đi đánh giặc xâm lược, sáng nay, tại di tích lịch sử đình làng Thị Cấm –thuộc phường Xuân Phương – quận Nam Từ Liêm, Hà Nội, đã diễn ra lễ hội thổi cơm thi giữa 4 đội của làng. Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là một phong tục độc đáo cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Từ sáng sớm, cả 4 đội thi của làng và ban tổ chức đã tất bật chuẩn bị các dụng cụ cần thiết cho cuộc thi. Người quyện rơm, người bẻ củi, mỗi người một việc, ai nấy đều vô cùng khẩn trương và hồ hởi trước giờ tham gia tranh tài.
Khi Ban tổ chức phát lệnh bắt đầu cuộc thi, trai tráng được phân công kéo lửa,giã gạo, trẻ nhỏ chạy thi lấy nước, các cô các bà, các chị khéo léo được phân công thổi cơm.
Hội thi cơm của làng Thị Cấm vẫn được gìn giữ đến bây giờ và nó không thay đổi bất kì một chi tiết nào cả. đặc biệt là thổi cơm thi kéo lửa theo trận mạc, mang tính chất quân sự, có 4 nồi cơm con nhưng sử dụng hàng tấn rơm để làm nghi binh.
Điểm độc đáo là mỗi đội thi cũng phải tạo nhiều đống rơm khác nhau để đánh lừa các quan đi dò, tạo điều kiện cho cơm chín đều.
Cơm của đội nào hạt dẻo, thơm và chín đều nhất sẽ giành giải Quán quân.
Để cơm được dẻo, thơm, các đội phải đảm bảo lửa cháy liên tục và chắt nước sao cho thật đều tay.
Khi rơm cháy hết, cũng là lúc nồi cơm cạn nước. Các đội thi sẽ vun thành từng đống như thế này xung quanh nồi cơm để cơm chín đều, dẻo, thơm. Sau đó, các cụ trong Ban tổ chức sẽ gõ trống và đi tìm các nồi cơm trong các đống tro than rơm trên sân đình.
Lễ hội truyền thống kéo lửa nấu cơm thi tại đình làng Thị Cấm đã có từ lâu đời, và cho đến tận ngày nay vẫn thu hút người dân tham dự, đặc biệt là lớp trẻ kế cận, lớp người lưu giữ truyền thống tốt đẹp của cha ông
Hội thi kéo lửa thổi cơm của dân làng Thị Cấm trải qua bao nhiêu năm, đến nay vẫn giữ được nét văn hóa cổ truyền độc đáo. Đời sống của những người con làng Thị Cấm ngày càng khấm khá và đầy đủ. Nhưng mạch nguồn văn hóa truyền thống vẫn được những người dân nơi đây gìn giữ và phát huy, bởi đó chính là cốt lỗi cho sự phát triển bền vững của cộng đồng.
Đây không chỉ là một nét đẹp văn hóa truyền thống mà còn là một phong tục độc đáo cầu chúc cho dân làng một năm mới ấm no, hạnh phúc.
Theo anninhthudo.vn
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...