Để nông dân tự tin

Thứ 5, 24/01/2019 | 08:41:30
992 lượt xem

Để nông dân tự tin tham gia chuỗi sản xuất, việc đào tạo nhân lực rất quan trọng. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những chính sách đào tạo nông dân và hợp tác xã rộng hơn về mặt tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn/quy chuẩn sản xuất trong nước và quốc tế, quản lý được chất lượng; khuyến khích doanh nghiệp đào tạo nông dân… Đây là ý kiến đáng chú ý tại diễn đàn “Doanh nghiệp đồng hành cùng nông nghiệp, nông dân, nông thôn năm 2019” do Tổng hội

Đầu tư vào nông nghiệp khởi sắc

Theo đánh giá của Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn (Ipsard) Nguyễn Đỗ Anh Tuấn, đầu tư vào nông nghiệp đang có bước chuyển rõ rệt. “Ngày càng có nhiều doanh nghiệp rót vốn quy mô lớn vào lĩnh vực này. Doanh nghiệp nào đầu tư quy mô lớn, dây chuyền công nghệ hiện đại thì thường có ngay các đơn hàng, thậm chí đơn hàng kéo dài 5 - 10 năm”.

Đồng tình với Viện trưởng Ipsard, ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) kể về một doanh nghiệp ở đồng bằng sông Cửu Long nhờ đầu tư dây chuyền công nghệ chế biến dừa hiện đại nên đã vươn tới thị trường Mỹ, Australia, Ảrập Saudi. Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Hoàng Văn Thắng cho biết thêm, thời gian qua, số doanh nghiệp đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, chế biến nông sản… tăng mạnh. Riêng lĩnh vực chế biến trái cây, trong năm 2018 có tới 16 doanh nghiệp lớn vào đầu tư với tổng vốn khoảng 8.700 tỷ đồng. 

Chủ tịch Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam Hồ Xuân Hùng chia sẻ, năm 2018, mặc dù đối mặt với hàng loạt khó khăn về thị trường, nhưng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản vẫn ghi dấu ấn và đóng góp quan trọng cho nền kinh tế đất nước. Tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp đạt 40,02 tỷ USD, tăng 9,6% so với năm 2017; thặng dư thương mại đạt 8,72 tỷ USD. Trong năm qua, nhiều chủ trương, chính sách lớn về nông nghiệp, nông dân đã được ban hành và hàng loạt chỉ đạo của Chính phủ ra đời như luồng gió mới đưa nông nghiệp Việt Nam ngày càng phát triển. Tuy nhiên, ông Hùng cho rằng, kết quả triển khai chưa tương xứng với tiềm năng và kỳ vọng.

Nhiều khó khăn cần tháo gỡ

Nhìn từ góc độ doanh nghiệp, ông Khắc Ngọc Bá, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Quế Lâm cho rằng, thời gian qua Nhà nước đã có những chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp rất thiết thực. Với Nghị định 109/2018/CĐ-CP quy định về nông nghiệp hữu cơ, doanh nghiệp đã tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Nhưng trên thực tế, nhiều vùng, miền, địa phương vẫn chưa hiểu nông nghiệp hữu cơ là gì, vì thế tỷ lệ làm nông nghiệp hữu cơ còn rất thấp. Ông Khắc Ngọc Bá kiến nghị Chính phủ và các bộ, ngành cần có chính sách đặc thù cho phát triển nông nghiệp hữu cơ; tuyên truyền, hướng dẫn người sản xuất, người tiêu dùng hiểu tác dụng kép trong trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ. Đồng thời có giải pháp quản lý vật tư đầu vào chính thống, bởi để sản xuất chuỗi nông nghiệp hữu cơ có hiệu quả, chất lượng nông sản được nâng cao thì nguyên liệu đầu vào rất quan trọng. Bên cạnh đó, cần có những giải pháp, chế tài để quản lý thị trường nông sản khi các nông sản dán mác hữu cơ nhưng không đạt chuẩn hữu cơ đang được tiêu thụ tràn lan.

Chủ tịch Tập đoàn TH Ngô Minh Hải cho rằng, việc đào tạo nhân lực, đặc biệt là nông dân, rất quan trọng để nông dân tự tin tham gia chuỗi sản xuất. Vì vậy, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần có những chính sách đào tạo nông dân và hợp tác xã rộng hơn về mặt tiêu chuẩn chất lượng, tuân thủ nghiêm các tiêu chuẩn/quy chuẩn sản xuất trong nước và quốc tế, quản lý được chất lượng. Cùng với đó là chính sách khuyến khích doanh nghiệp tham gia đào tạo, tập huấn cho nông dân các kỹ năng mới trong sản xuất nông nghiệp.

Để tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng cao, đủ sức cạnh tranh trong nền kinh tế nông nghiệp hội nhập, doanh nghiệp cần phải đầu tư đồng bộ. Giám đốc HTX Thanh Hà Bùi Thị Thanh Hà chia sẻ: “Với định hướng sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao gắn liền với hoạt động sơ chế, chế biến, chúng tôi phải có nhà xưởng và một số công trình phụ trợ khác phù hợp với các quy định về an toàn thực phẩm. Nhưng, những chính sách về đất đai, về xây dựng trên đất nông nghiệp đang là rào cản lớn, khiến chúng tôi chỉ có thể xây dựng một cách chắp vá, tạm bợ, không đáp ứng được yêu cầu của nền nông nghiệp hàng hóa chất lượng cao”. Vì vậy, bà Hà cho rằng, Nhà nước cần có những chính sách về đất đai cởi mở hơn, cho phép doanh nghiệp được xây dựng trên đất nông nghiệp những hạng mục cơ bản, thiết yếu phù hợp với quy mô, lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nông nghiệp.

Theo Daibieunhandan

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo luận ở hội trường về dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi).

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...