Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển nghề mộc

Thứ 5, 17/01/2019 | 08:28:02
2,739 lượt xem

Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực ngành nghề, làm thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của con người. Không nằm ngoài xu hướng chung, làng nghề mộc ở xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư cũng đang đứng trước cả cơ hội và thách thức mà cuộc cách mạng này đem lại.

Chiếc máy chạm khắc gỗ bằng công nghệ tiên tiến CNC được xem như lao động chính của công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp. Để đục một bức triện như ý thì một người thợ lành nghề phải làm tới 8 giờ. Thế nhưng chỉ mất 3 giờ, chiếc máy chạm khắc gỗ công nghệ CNC cho ra không phải 1 mà là 6 sản phẩm. Các sản phẩm gỗ mỹ nghệ làm ra từ chiếc máy chuẩn đến từng chi tiết và tinh xảo hơn so với làm thủ công.

Anh Nguyễn Văn Tiếp, Giám đốc Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp: Công ty đã xây dựng demo về công nghệ internet và công nghệ CNC. Việc ứng dụng công nghệ vào sản xuất tạo ra các sản phẩm có độ đồng đều cao và hoàn thiện trong khung giờ đã cài đặt

Không còn phải hì hục cưa, cắt, đục đẽo. Tất cả các công đoạn từ phác thảo họa tiết, hoa văn, định hình kích thước, hình dáng của sản phẩm được lập trình trên máy vi tính. Máy khắc CNC tự vận hành theo lập trình.


Anh Đặng Đăng Quang, nhân viên thiết kế công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp: "Với 2 máy CNN, mỗi tháng cung cấp khoảng 4.000 sản phẩm, đảm bảo chất lượng cũng như tiến độ cho các đối tác. Do đó giá thành sản phẩm rất là cạnh tranh trên thị trường hiện nay"

Hiện máy khắc CNC cùng với một số thiết bị khác như máy chà, máy cắt… đang chiếm khoảng 50% công đoạn sản xuất của công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp. Không chỉ gia tăng năng suất, đem lại hiệu quả về kinh tế, máy móc hiện đại còn giúp công ty giảm công lao động, bảo đảm an toàn cho người lao động

Anh Nguyễn Đức Thoa, lao động tại Công ty TNHH Đồ gỗ mỹ nghệ Khởi Tiếp: "Từ khi cơ sở đầu tư máy móc thì việc sản xuất rất nhanh, chất lượng được nâng lên. Anh em thợ làm các công đoạn nhàn hơn và môi trường làm việc cũng được đảm bảo hơn."

Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 diễn ra mạnh mẽ và tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các cơ sở sản xuất đồ gỗ. 20 cơ sở sản xuất lớn và hàng chục hộ gia đình chuyên làm nghề mộc ở xã Nguyên Xá nhận thức rằng nếu cứ giữ phương thức sản xuất, kinh doanh truyền thống thì không thể giữ được nghề chứ chưa nói đến việc phát triển. Bởi thế cùng với việc đầu tư máy móc, đẩy mạnh tự động hóa trong quá trình sản xuất thì các cơ sở cũng đã nắm bắt xu hướng mua hàng và tận dụng công nghệ internet để mở rộng thị trường

Anh Vũ Văn Tiên, chủ cơ sở đồ gỗ Mộc Tiên, xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư: "Trước đây kinh doanh truyền thống thì chúng ta đợi khách đến nhưng bây giờ chúng ta chủ động hơn rất là nhiều. Qua các mạng truyền thông như mạng xã hội chúng ta cũng có thể dùng vào đó để bán hàng như chúng ta lập fanpage, website…Những cái đó đều mang lại số lượng khách hàng nhất định"


Ứng dụng công nghệ 4.0 trong phát triển nghề mộc tại xã Nguyên Xá, huyện Vũ Thư không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế, đóng góp tích cực vào việc xây dựng nông thôn mới, mà còn giải quyết việc làm cho lao động địa phương. Đây cũng là một cách thức để gìn giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống.

Thu Trang

  • Từ khóa
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật
Quốc hội thảo luận về các dự án Luật

Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Quản lý và đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp; Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...