Các bệnh lý tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu. “Khẩn trương” là nguyên tắc bất di bất dịch trong cấp cứu bệnh nhân tim mạch. Tuy nhiên hiện nay, số người mắc bệnh tim tử vong trên đường đi cấp cứu vẫn chiếm tỉ lệ cao, nguyên nhân một phần là do sự thiếu kiến thức của bệnh nhân và người nhà.
Vào khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình trong tình trạng đau ngực, khó thở, bệnh nhân Nguyễn Tri Phương được chẩn đoán bị nhồi máu cơ tim cấp và cần can thiệp động mạch vành qua da càng sớm càng tốt. Tuy nhiên, gia đình bệnh nhân đề nghị được chuyển lên tuyến trên điều trị. Nhưng ngay khi xe cấp cứu vừa đến thì bệnh nhân đột ngột ngưng tim, rơi vào tình trạng nguy kịch. Các y bác sĩ đã khẩn trương cấp cứu, tiến hành chụp và can thiệp mạch vành, cứu bệnh nhân thoát khỏi “cửa tử”.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trung, trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình: "Mặc dù bác sỹ đã giải thích về tình hình bệnh tật và quá trình vận chuyển lên Hà Nội có thể xảy ra biến cố rối loạn nhịp gây tử vong cho bệnh nhân nhưng gia đình do có điều kiện kinh tế nên dứt khoát xin chuyển đi Hà Nội. Bệnh nhân Phương nguy kịch do bệnh lý của nhồi máu, nếu gia đình đồng ý can thiệp sớm thì chắc chắn tình trạng đấy sẽ đỡ bị xảy ra."
Anh Nguyễn Ngọc Duy, người nhà bệnh nhân Nguyễn Tri Phương: "Sau khi chữa trị thì tình trạng bố em hiện tại đang tiến triển rất tốt, cục máu đông trong tim đã được rút ra, rất tin tưởng các bác sĩ tận tình cứu chữa.. rất may được kịp thời chữa trị ngay tại Thái Bình không thì chỉ cần đi lên xe cấp cứu là đã không qua khỏi được."
Những trường hợp bệnh nhân và người nhà do thiếu kiến thức về bệnh lý, không nghe theo lời tư vấn của bác sĩ mà bất chấp đưa bệnh nhân lên tuyến dẫn đến những biến chứng và rủi ro cho người bệnh, đã không phải là hiếm. Trong khi đó, ngay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình, những kỹ thuật cao để cấp cứu, điều trị các bệnh lý tim mạch như chụp và đặt stent động mạch vành, sử dụng sóng cao tần điều trị suy tĩnh mạch, cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn đều đã được thực hiện thành công và cứu sống hàng trăm bệnh nhân.
Bác sĩ Nguyễn Thanh Trung, trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình : "Nếu quyết tâm đi Hà Nội sẽ mất 2 tiếng vận chuyển, cộng 1 tiếng làm thủ tục sẽ mất 3 tiếng kéo dài, làm tế bào cơ tim bị hủy hoại, bị chết, do đó nếu không tử vong trên đường đi thì lên Hà Nội sau này có đặt stent mất rất nhiều tiền thì biến chứng suy tim sau nhồi máu cơ tim vẫn tồn tại và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân cũng như kinh tế gia đình người bệnh."
Các bác sĩ khuyến cáo, mỗi người cũng nên lưu ý đến những dấu hiệu của bệnh lý tim mạch như đau thắt ngực, tê hoặc yếu nửa người, đau chân hoặc tay đột ngột, khó nói, nói ngọng, rối loạn thị giác, đau đầu dữ dội, để đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất cấp cứu, điều trị kịp thời.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...