Chiều 14.12, tại Đồng Mô, Hà Nội, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ phối hợp cùng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam tổ chức Hội thảo Bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam dự Hội thảo bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số ở Việt Nam
Tham dự Hội thảo có: Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng; Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Cùng dự có: Ủy Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình; Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Đỗ Văn Chiến; Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam Tô Ngọc Thanh…
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình nhấn mạnh vai trò và tầm quan trọng của văn hóa dân gian trong kho tàng văn hóa của dân tộc. Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ nêu rõ, trong từng giai đoạn phát triển, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đến nhiệm vụ bảo vệ, phát huy văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đặt ra nhiều vấn đề cần phải giải quyết hiện nay như: nhận thức của các cấp, các ngành trong bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa các dân tộc thiểu số; thực trạng đáng báo động bởi nguy cơ mai một thất truyền văn hóa dân gian các dân tộc thiểu số.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, TN, TN và NĐ Phan Thanh Bình phát biểu khai mạc
Trong bối cảnh đó, việc nhìn nhận đánh giá lại công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian và biện pháp nào khả thi cho việc giải quyết khó khăn, vướng mắc trong quá trình bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian đặt ra đòi hỏi cho các nhà khoa học, các nhà quản lý và hoạch định chính sách quốc gia phải nghiên cứu và tìm giải pháp tháo gỡ.
Tại Hội thảo, các đại biểu thảo luận và đề xuất những giải pháp cụ thể xoay quanh việc đánh giá tác động của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đối với bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian dân tộc thiểu số; đánh giá công tác bảo vệ và phát huy giá trị văn hóa dân gian dân tộc thiểu số hiện nay về công tác nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, bảo quản, lưu trữ văn hóa dân gian dân tộc thiểu số; việc phát huy giá trị văn hóa dân gian dân tộc thiểu số; công tác đào tạo; đầu tư tài chính cho bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian dân tộc thiểu số; cơ chế, chính sách tôn vinh, đãi ngộ đối với nghệ nhân dân gian...
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng phát biểu tại hội thảo
Để có thể bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cho rằng, cần thực hiện theo lộ trình, tỉ mỉ và kiên trì, đồng thời, cần sự chung tay của cả Nhà nước và cộng đồng. Theo Phó Thủ tướng, trong thời điểm này quan trọng nhất là Nhà nước cần tạo ra môi trường, tạo ra liên kết giữa cộng đồng các dân tộc; quan tâm, có các chính sách ưu tiên đối với các nghệ nhân mới có thể bảo tồn, phát huy được các giá trị văn hóa dân gian.
Phát biểu tại Hội thảo, Phó Chủ tịch Thường trực QH Tòng Thị Phóng nêu rõ, Hội thảo là nội dung có ý nghĩa quan trọng triển khai nhanh Nghị quyết Kỳ họp thứ Sáu, QH Khóa XIV có nội dung quan trọng là tiếp tục rà soát, tiếp tục thực hiện thật tốt sau 3 năm thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi. Đây cũng là sự tiếp tục thực hiện lời dạy của Bác Hồ: Chăm lo nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào, quan tâm giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phát biểu tại hội thảo
Phó Chủ tịch Thường trực QH khẳng định, trách nhiệm bảo vệ, phát huy bản sắc văn hóa, văn hóa dân gian các dân tộc không chỉ là việc của từng cộng đồng dân tộc mà là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của tất cả mọi người. Theo Phó Chủ tịch Thường trực QH, chính thông qua việc giao lưu văn hóa từ các vùng miền, các dân tộc là tạo điều kiện để đồng bào các dân tộc thiểu số học hỏi, tăng cường hiểu biết, phát huy truyền thống tốt đẹp và gắn kết cộng đồng. Nhiều di sản văn hóa dân gian của các dân tộc thiểu số đã được sưu tầm, nghiên cứu, phục dựng, phổ biến, truyền dạy trong cộng đồng, bản thân nó được sáng tạo, tồn tại, phát triển gắn với sinh hoạt văn hóa cộng đồng nên nó vừa là đời sống tinh thần, thực chất trở lại với xã hội là nền tảng tinh thần, trở thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc, nên sức sống mãnh liệt, trường tồn của văn hóa dân gian các dân tộc chính là: Họ là người giữ gìn, người sáng tạo, người thực thi, cũng chính họ là người hưởng thụ sản phẩm tinh thần đó.
Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Thường trực QH hiện nay việc bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa hiệu quả chưa cao, nguy cơ mai một chưa được chặn đứng. Một phần do đầu tư cho văn hóa chưa tương xứng, còn dàn trải, chưa có cơ chế phát huy toàn xã hội đầu tư cho văn hóa, nhất là trong việc sưu tầm, bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa tốt đẹp, kể cả nguồn nhân lực công tác này có mặt còn hạn chế.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng; Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam và các đại biểu dự hội thảo
Phó Chủ tịch Thường trực QH đề nghị, thời gian tới Chính phủ cần tổ chức rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chính sách đối với các dân tộc thiểu số, trong đó có chính sách bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa dân gian, bảo tồn phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số phù hợp, đặc biệt chú ý địa bàn, các dân tộc có nguy cơ biến dạng văn hóa, nhất là các dân tộc còn rất ít người, khu vực biên giới, hải đảo, khu tái định cư do di dân. Tôn vinh các giá trị văn hóa tốt đẹp, khích lệ sáng tạo giá trị văn hóa mới, tiến bộ, bỏ những hủ tục lạc hậu.
Phó Chủ tịch Thường trực QH cho rằng, cần có giải pháp đào tạo nhân lực nòng cốt cho bảo tồn phát huy, chú ý coi trọng các chính sách, chế độ khuyến khích đối với các nghệ nhân trao truyền di sản văn hóa. Khuyến khích giới trẻ tiếp thu các di sản văn hóa, chú ý phong tặng danh hiệu nghệ nhân ưu tú, nghệ nhân nhân dân các dân tộc thiểu số.
Theo Daibieunhandan
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...