Cách đây một vài năm, những người mắc bệnh lý tim mạch, tim bẩm sinh cần phải phẫu thuật hoặc can thiệp tim mạch đều phải chuyển lên tuyến Trung ương. Bởi đây là những kỹ thuật đòi hỏi phải có sự đầu tư đồng bộ về trang thiết bị, con người, trình độ chuyên môn sâu. Nhưng giờ đây, ngay tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đã thực hiện thường quy được nhiều kỹ thuật khó, tăng cơ hội sống cho người mắc bệnh tim.
Nhập viện tại khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình sau một thời gian dài thường xuyên mệt mỏi, ngất xỉu nhiều lần, bà Phạm Thị Hồng được chẩn đoán bị rối loạn dẫn truyền gây nhịp tim chậm, có khả năng cao dẫn đến đột tử. Tại đây, bà là 1 trong 3 bệnh nhân đầu tiên của tỉnh Thái Bình được thực hiện kỹ thuật cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn. Đến nay, sức khỏe của bà Hồng đã phục hồi đáng kể.
Bà Phạm Thị Hồng: Từ hôm các bác đặt máy tim cho là tôi phấn khởi lắm, ăn được ngủ được, các bác niềm nở động viên uống thuốc giờ nào, tiêm giờ nào thì các bác dặn. Tôi rất phấn khởi là không phải đi lên HN.
Xác định điều trị các bệnh lý tim mạch là một trong những mũi nhọn được tập trung đầu tư, từ năm 2012, BVĐK tỉnh Thái Bình đã cử các kíp bác sĩ đi học về can thiệp tim mạch tại bệnh viện tuyến trên. Đồng thời, tổ chức nhiều lớp đào tạo kỹ thuật tim mạch chuyên sâu ngay tại đơn vị. Bệnh viện cũng tăng cường hệ thống máy móc và cơ sở vật chất phòng mổ.
Từ tháng 8/2017 chính thức triển khai đơn vị can thiệp tim mạch tại bệnh viện đến nay, đã có gần 400 bệnh nhân được đặt stent động mạch vành, 300 ca chụp động mạch vành.
Mới đây bệnh viện cũng đã thực hiện thành công kỹ thuật sử dụng sóng cao tần điều trị suy tĩnh mạch và cấy máy tạo nhịp tim vĩnh viễn.
Bác sĩ Trần Văn Lương - Phó trưởng khoa Nội tim mạch, Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình cho biết: Với những trường hợp bệnh nhân (BN) như thế trước đây phải chuyển lên HN điều trị, nhưng gần đây ở Thái Bình đã triển khai được những kỹ thuật đó, BN không phải chuyển lên HN, rất tốn kém, những trường hợp nhồi máu cơ tim cấp mình có thể làm sớm và kịp thời cho BN, giúp BN sau can thiệp sẽ tốt hơn rất nhiều.
Sắp tới Thái Bình dự định triển khai thêm can thiệp bệnh lý động mạch ngoại biên và đặt stent những động mạch khác như động mạch thận.Việc thực hiện được nhiều kỹ thuật hiện đại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thái Bình đang giúp bệnh nhân có cơ hội cứu sống cao hơn bởi đặc thù của bệnh tim mạch là khi vận chuyển đường dài lên tuyến trên dễ xảy ra rủi ro.
Với lộ trình tiếp tục đầu tư cả về cơ sở vật chất và con người để phát triển thêm nhiều kỹ thuật tim mạch trong thời gian tới, Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thái Bình đang mang đến cho người dân cơ hội được tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao với chi phí hợp lý, giảm áp lực cho bệnh viện tuyến trên, góp phần nâng cao chất lượng công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
Hà My
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Việc làm (sửa đổi).
Ngày 26.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội họp phiên toàn...
Chiều 25.11, tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội tiến hành thảo...
Sáng 23.11, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường nghe các nội dung: Tờ...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...