Gần đây, việc lợi dụng mạng xã hội Facebook lập tài khoản giả mạo để trục lợi, lừa đảo kiếm tiền nở rộ. Người mẫu Duy Nhân bị ung thư máu là nạn nhân mới nhất…
Người mẫu nam Duy Nhân. Ảnh minh họa |
Ảnh minh họa |
Người mẫu Duy Nhân bị ung thư máu, đang được cộng đồng nghệ sĩ cũng như cộng đồng “cư dân” mạng kêu gọi giúp đỡ. Tuy nhiên, cùng với những hành động ý nghĩa đó, xuất hiện không ít trường hợp giả mạo tên tuổi, kêu gọi đóng góp về một tài khoản không phải của Duy Nhân.
Mang nỗi đau của người mẫu Duy Nhân đi lừa trên Facebook
Chị Kiều Oanh - vợ người mẫu Duy Nhân kể: khi chị đang dồn mọi tâm sức lo cho bệnh tình của chồng thì nghe rất nhiều bạn bè hỏi về những trang có tên Duy Nhân đăng tải trên Facebook.
Các trang Duy Nhân này đăng những dòng trạng thái xin trợ giúp về mặt tiền bạc để chữa bệnh. Nhưng trên thực tế, chồng chị Kiều Oanh chỉ có một tài khoản Facebook duy nhất là Trần Ái Duy Nhân, còn những trang xin tiền kia giả mạo người mẫu Duy Nhân.
Người nổi tiếng “đau đầu”
Tình trạng giả mạo Facebook của người nổi tiếng khá phổ biến. Những người thường xuyên bị giả mạo Facebook là các ca sĩ, diễn viên, người mẫu, cầu thủ, những người được nhiều người biết đến.
Chỉ cần vào Facebook và gõ từ khóa tên của bất kì người nổi tiếng nào, chúng ta sẽ nhận được một loạt trang facebook mà không biết đâu là thật đâu là giả. Vì các trang giả còn gắn ảnh thật của người nổi tiếng.
Thạc sĩ tâm lý Nguyễn Hoàng Khắc Hiếu cho biết bản thân nhiều lần gặp những tình huống dở khóc dở cười. Học trò anh nhắn tin hỏi rằng thầy chuyển sang buôn bán thẻ ngân hàng lúc nào, buôn bán bất động sản từ khi nào vậy?...
Thạc sĩ Hiếu nói việc giả mạo tài khản người dùng gây ảnh hưởng rất lớn đến danh dự và uy tín của người bị hại.
Không tha những số phận khó khăn
Như Tuổi Trẻ đã đưa tin vào ngày 26 -10 vừa qua, chiếc xe trộn bêtông đã cán qua hai vợ chồng chị Nguyễn Thị Kim Ngọc (An Giang) làm chị tử vong tại chỗ. Thai nhi trong bụng chị văng ra ngoài và chồng chị bị gãy chân.
Ảnh minh họa |
Sau vụ việc đó, có rất nhiều nhà hảo tâm liên lạc và hỗ trợ cho gia đình chị Ngọc. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp kẻ xấu lợi dụng vụ tai nạn thương tâm trên để đưa lên mạng xã hội trục lợi cá nhân.
Trao đổi với phóng viên Tuổi Trẻ, chị Nguyễn Thị Kim Sang (em chị Kim Ngọc) kể lại rằng trong những ngày qua chị nhận được điện thoại của nhiều người hỏi về những số tài khoản tên Thanh hay chi nhánh Bình Hòa (?) để xác minh và chuyển tiền ủng hộ cháu chị. Chị Sang khẳng định mình hoàn toàn không biết gì về những thông tin đó.
Người mẫu Duy Nhân và chị Kim Sang chỉ là môt trong nhiều người là nạn nhân của những vụ giả danh lừa đảo trên mạng xã hội.
Đây không chỉ là một hành vi lợi dụng những hoàn cảnh đang khó khăn để trục lợi cá nhân mà nó còn gây ảnh hưởng đến danh dự và nhân phẩm của những gia đình bị nạn.
Tuy nhiên cả vợ anh Duy Nhân và chị Sang đều cho biết, dù biết được sự việc là như vậy, nhưng hiện tại gia đình vẫn đang rất bối rối và có nhiều chuyện phải giải quyết nên không thể trình báo cho cơ quan chức năng được.
Theo chị Kiều Oanh, dù chị có trình báo thì chị cũng không biết phải trình báo nơi nào và liệu có được giải quyết không?
Có thể bị xử lý hình sự
Sử dụng Facebook khá lâu, bạn Trần An Bình (Q.3, TPHCM) cho biết, mình đã gặp khá nhiều trường hợp tương tự như vậy.
Chẳng hạn như vụ của Wanbi Tuấn Anh cách đây không lâu, An Bình cho rằng, người dùng cần phải tỉnh táo, kiểm tra những comment trên trang Facebook của người cần giúp đỡ đó xem như thế nào.
Cùng quan điểm trên, bạn Tống Công Tuấn (Q.Thủ Đức, TPHCM) chia sẻ, nhiều thông tin trên Facebook chưa được kiểm chứng chắc chắn và rõ ràng.
Vì vậy, khi muốn giúp đỡ một ai đó, chúng ta phải tìm hiểu kỹ thông tin của người cần giúp đỡ và nên giúp đỡ trực tiếp chứ không nên dựa hoàn toàn vào những lời kêu gọi mơ hồ trên các trang mạng xã hội.
Theo ông Trần Quang Chiến – Giám đốc điều hành SecurityDaily thì đa số những kẻ xấu thường lợi dụng những sự kiện mới nổi trên cộng đồng mạng để tạo ra những trang Facebook giả mạo.
Mục đích nhằm lợi dụng những xu hướng truyền thông của xã hội để thu hút lượt like rồi bán cho các đơn vị khác.
Hoặc lợi dụng lòng thương cảm của cộng đồng mạng để đưa ra những lời kêu gọi ủng hộ quyên góp và thu lợi về mình như vụ việc gần đây của người mẫu Duy Nhân.
Để có thể nhận ra những trang mạng xã hội giả mạo với ý đồ xấu, ông Chiến cũng cho biết, chúng ta cần phải chú ý đến những thông tin được đăng tải xem chúng có xác thực hay không.
Bên cạnh đó, những trang kêu gọi sự giúp đỡ thường là không mang tính chất tổ chức mà chỉ lập ra với tư cách cá nhân.
Những lượt like hoặc số lượng thành viên cũng có thể là những con số ảo nên người dùng cũng không nên hoàn toàn tin tưởng.
Ông Chiến cũng khuyên rằng, khi phát hiện ra được fanpage nào là giả mạo, người dùng nên sử dụng công cụ là “report” gửi cho Facebook. Theo Facebook, nếu trang nào có một số lượng report vượt quá giới hạn thì sẽ bị khóa hoặc không được hoạt động nữa.
Theo luật sư Huỳnh Phước Hiệp, việc giả mạo Facebook kêu gọi đóng góp tiền nhằm mục đích trục lợi cá nhân sẽ bị khép vào tội gian dối, chiếm đoạt tài sản và có thể bị xử lí hình sự.
Theo điều 139 Bộ luật hình sự, những cá nhân vi phạm sẽ bị phạt tù từ 3 tháng đến 3 năm, thậm chí với mức tiền cao hơn còn có thể bị phạt tù chung thân. Ngoài ra, với những hành vi lừa đảo ở số tiền dưới 2 triệu đồng thì sẽ bị xử phạt ở mức độ hành chính.
Cách đây 1 năm, sau cái chết của Wanbi Tuấn Anh, một số người lợi dụng câu chuyện thương đau này để kêu gọi mọi người quyên góp trả nợ 6 tỉ đồng. Người quản lý của Wanbi Tuấn Anh đã phải lên tiếng cảnh báo vụ giả mạo này.
Bên cạnh đó còn có những vụ giả danh Facebook để mượn tiền fan hâm mộ khiến cho những khổ chủ phải đau đầu như: Tiến Dũng (nhóm The Men), diễn viên Diễm Hương, ca sĩ Tâm Tít, hoa hậu Mai Phương Thúy...
Hay thậm chí lợi dụng những sự việc thương tâm để trục lợi cá nhân như giả nạn nhân vụ MH17 để kêu gọi quyên góp, vụ lừa đảo lợi dụng trường hợp bé Nguyễn Thị Ngọc Ánh 10 tuổi bị khuyết tật để chiếm đoạt tiền giúp đỡ của mọi người...
Võ Hương – Hoàng Lộc – Quang Quý
Tuoitre.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...