Ngày 6/10, Ban soạn thảo dự án Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (sửa đổi) họp phiên thứ 5 dưới sự chủ trì của Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân trước khi hoàn thiện dự án Luật để trình Quốc hội xem xét cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8.
Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân chủ trì phiên họp. Ảnh: VGP/Từ Lương |
Dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) gồm phần mở đầu, 8 chương, 40 điều, tăng thêm 4 chương, 22 điều. So với với Luật hiện hành dự thảo Luật đã được sửa đổi bổ sung hầu hết các điều chỉ giữ lại 2 điều.
Qua thảo luận đa số các ý kiến của Ban soạn thảo đánh giá cao sự chuẩn bị chu đáo, công phu đối với dự thảo Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi), trong đó đã cụ thể hóa một số nội dung cơ bản quy định trong Hiến pháp nước CHXHCN Việt Nam.
Các ý kiến bày tỏ sự đồng tình, tán thành với nhiều nội dung sửa đổi của dự thảo Luật, trong đó có những nội dung cơ bản như: Bổ sung quy định MTTQ Việt Nam đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân; MTTQ Việt Nam là tổ chức đại diện rộng rãi cho mọi tầng lớp nhân dân, gắn kết với nhân dân, có vai trò tập hợp, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc làm nền tảng cho sự phát triển của đất nước.
Theo Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Tiến Dĩnh, dự thảo Luật cần thể hiện đầy đủ điều 9 của Hiến pháp 2013. Cụ thể, cần phải khẳng định được việc đại diện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của nhân dân. Có như vậy mới tập hợp xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tăng cường đồng thuận xã hội.
Một điểm mới trong dự thảo Luật là hoạt động giám sát và phản biện xã hội cũng nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các đại biểu. Theo các đại biểu, Luật nên quy định phương thức giám sát cũng như làm rõ quyền và trách nhiệm của MTTQ Việt Nam trong việc thực hiện để đảm bảo hoạt động giám sát đạt hiệu quả.
Các ý kiến cho rằng, hoạt động phản biện xã hội của MTTQ Việt Nam là điểm mới hoàn toàn trong Hiến pháp 2013. Vì vậy, dự thảo Luật phải thể hiện ý chí, nguyện vọng, thái độ và trách nhiệm của nhân dân đối với quá trình dự thảo chính sách, pháp luật của cơ quan Nhà nước. Sự tham gia của MTTQ trong phản biện xã hội là nhằm góp phần bảo đảm tính đúng đắn, phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội trong việc hoạch định chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; các quyết định quan trọng của đất nước, các chương trình, dự án, đề án; đáp ứng được quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của các tầng lớp nhân dân; tạo sự đồng thuận trong xã hội.
Theo ông Nguyễn Hoài Nam, Vụ trưởng vụ Pháp luật, Văn phòng Quốc hội, nếu quy định như trong dự thảo Luật chỉ với 3 hình thức là tổ chức các hội nghị phản biện; gửi văn bản lấy ý kiến phản biện trong hệ thống tổ chức của mình; các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật thì đã thu hẹp phạm vi của việc phản biện. Ông Nam đề nghị có thể có các hình thức phản biện xã hội phong phú hơn, ví dụ như phản biện qua báo chí.
Trân trọng tiếp thu những ý kiến đóng góp trí tuệ và tâm huyết của các đại biểu, Chủ tịch MTTQ Nguyễn Thiện Nhân khẳng định Ban soạn thảo sẽ tiếp thu và tiếp tục hoàn thiện một số điều trong Dự án Luật MTTQ Việt Nam (sửa đổi) nhằm tăng tính thuyết phục của dự án Luật trước khi trình Quốc hội cho ý kiến trong kỳ họp Quốc hội thứ 8 vào tháng 10 tới đây.
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...