Một năm đã qua đi, nhưng hình như trong mỗi chúng ta, cảm xúc những ngày quốc tang của một năm về trước vẫn vẹn nguyên, vẫn dâng đầy nỗi niềm tiếc thương đối với một con người “sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó.”
Hà Nội đang tiễn những ngày lãng đãng cuối thu. Nắng vàng hanh hao, không gian lắng đọng khiến bất cứ ai thả hồn mình vào lòng Hà Nội đều ngậm ngùi nhớ đến tháng 10 của một năm về trước.
Mùa thu năm ngoái, cả dân tộc nén giọt lệ đau thương tiễn đưa Người - vị anh hùng dân tộc, vị tướng huyền thoại - Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Một năm đã qua đi, nhưng cảm xúc những ngày quốc tang của một năm về trước vẫn vẹn nguyên, vẫn dâng đầy nỗi niềm tiếc thương đối với một con người “sống ngày nào, cũng là vì đất nước ngày đó.”
"Ôi! Vẫn biết phút giây này sẽ đến
Mà làm sao tim vẫn nghẹn nên lời
Vị tướng tài bao triệu người quý mến
Trái tim Người ngừng đập... Việt Nam ơi!"
( Hàng triệu người tự cài lấy băng tang - TS Lê Thống Nhất)
18h09 phút ngày 4/10 của mùa thu năm đó, tin Đại tướng đã trút hơi thở cuối cùng đột ngột đến tai hàng triệu người dân, triệu trái tim cả nước như ngừng đập. Đêm lịch sử đó, không ai bảo ai, hàng trăm bạn trẻ tập trung trước cổng căn nhà số 30 Hoàng Diệu, thắp nến tưởng nhớ Người. Ngày thu năm đó, đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi giữa hàng vạn đồng bào, những giọt nước mắt đau thương lăn dài trên má, có tiếng nấc nghẹn ngào, có tiếng khóc "Cha ơi", "Bác ơi" xé ruột gan.
Người già đau nỗi đau mất đi vị tướng tài từng vào sinh ra tử, chiến đấu vì non sông, vì đất nước. Người trẻ đau nỗi đau mất đi một chứng nhân lịch sử, một tượng đài vĩ đại, một người viết nên câu chuyện "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu".
Người già khóc cạn nước mắt tiếc thương. Người trẻ chỉ quay đi, giấu những giọt lệ vừa trào ra nơi khóe mắt. Để rồi ngay lập tức những hàng dài nối nhau trong màu áo xanh tình nguyện, áo cờ đỏ sao vàng,... nắm chặt lấy tay nhau. Người làm hàng rào bảo vệ, người dẫn đường, người mang bánh mì, mang nước tới cho hàng vạn đồng bào đang xếp hàng dài hàng kilomet. Có lẽ cũng chưa bao giờ, chưa khi nào, những người trẻ Việt Nam mới đau chung một nỗi đau và xích lại gần nhau đến thế.
Một năm rồi, căn nhà số 30 Hoàng Diệu vẫn im lìm giữa chốn phồn hoa như vốn dĩ. Những hàng cây vẫn rì rào kể cho nhau nghe câu chuyện về một người dành cả cuộc đời cho đất nước. Đại tướng đã ra đi, nhưng tấm lòng của Người vẫn ở lại nơi đây, hình ảnh Người vẫn trường tồn với thời gian, với không gian, với nhân dân Việt Nam nhiều thế hệ.
Cùng nhìn lại những hình ảnh không thể quên:
Nỗi xót xa, bàng hoàng của nhân dân khi biết tin Đại tướng đã qua đời. Những giọt nước mắt đau thương đã rơi trước cánh cổng số 30 Hoàng Diệu.
Người ta chẳng thể đếm được có bao nhiêu người đã khóc, bao nhiêu giọt lệ rơi trước nỗi đau mất đi một người thân - người Đại tướng của nhân dân. (Ảnh AFP)
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...