“Những việc xảy ra trong thời gian qua, như Trung Quốc xây đảo nhân tạo thay đổi hiện trạng biển Đông, đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam có chủ quyền chính đáng theo quy định luật pháp quốc tế là việc làm rất nguy hiểm”, Tổng thư ký ASEAN Lê Lương Minh nói.
Ngày 15/9, bên lề buổi hội thảo quốc tế Hợp tác phát triển giữa Việt Nam - ASEAN với Liên bang Nga thực trạng và triển vọng, ông Lê Lương Minh - Tổng thư ký ASEAN (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) trao đổi với phóng viên Dân trí về những vấn đề liên quan đến tình hình biển Đông hiện nay.
Mới đây phóng viên BBC đã vạch trần “nhà máy tạo đảo” của Trung Quốc ở Trường Sa. Xin cho biết quan điểm của ông trước hành động trên của Trung Quốc?
Ứng xử của Trung Quốc và ASEAN trên biển Đông được quy định tại Tuyên bố Ứng xử của các các bên trên biển Đông (DOC) mà Trung Quốc và ASEAN đã ký kết từ năm 2002. Theo tuyên bố này, các bên không sử dụng vũ lực hay bất cứ hoạt động nào làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông.
Việc xây dựng đảo nhân tạo hay bất cứ hoạt động nào làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông đều là những hành vi trái ngược với tinh thần quy định cụ thể Tuyên bố Ứng xử của ASEAN và Trung Quốc trên biển Đông. Điều đó cũng cho thấy giữa ASEAN và Trung Quốc sớm phải có một văn kiện mới về biển Đông. Văn kiện này không chỉ có khả năng ngăn chặn mà còn phải quản lý, xử lý hiệu quả tình hình.
Việc Trung Quốc vẫn thường xuyên vi phạm DOC, khiến biển Đông ngày càng phức tạp. Ông có quan ngại hành động đó của Trung Quốc khiến tình hình biển Đông ngày càng nguy hiểm hơn không?
“Việc xây dựng đảo nhân tạo hay bất cứ hoạt động nào làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông đều là những hành vi trái ngược với tinh thần trong Tuyên bố Ứng xử của ASEAN và Trung Quốc trên biển Đông” - Ông Lê Lương Minh nói. |
Rõ ràng tất cả những việc xảy ra trong thời gian qua, đặc biệt là Trung Quốc triển khai giàn khoan trong vùng biển Việt Nam hoàn toàn có chủ quyền chính đáng theo quy định của luật pháp quốc tế, của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển năm 1982 là một việc làm rất nguy hiểm.
ASEAN cũng đã có tuyên bố về việc đó và kêu gọi sớm ký kết quy tắc ứng xử trên biển Đông (COC). Đây là yêu cầu rất cần thiết, vì nó không chỉ ngăn chặn mà còn quản lý, xử lý những vụ việc tương tự xảy ra ở biển Đông. Với việc Trung Quốc đã cam kết cùng ASEAN sớm tiến tới ký kết bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông tại hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN - Trung Quốc vừa qua, tôi hi vọng điều đó sớm thành hiện thực.
Theo DOC thì các bên không sử dụng vũ lực hay bất cứ hoạt động nào làm thay đổi hiện trạng trên biển Đông. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động ngang ngược trên biển Đông như việc đưa giàn khoan vào vùng biển Việt Nam hay mới đây là xây đảo, Việt Nam có nên sử dụng pháp lý đưa họ lên Hội đồng trọng tài quốc tế của Liên Hiệp Quốc như Philippines đang làm hay không?
Trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế, tôn trọng điều khoản của Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, cũng như trên cơ sở tinh thần 6 điểm về biển Đông của ASEAN thì các nước hoàn toàn có quyền sử dụng những biện pháp hòa bình để tiến tới giải pháp cho vấn đề biển Đông.
Nhiều người cho rằng việc chưa đạt được thỏa thuận trong Bộ Quy tắc ứng xử ở biển Đông (COC) là do còn những quan điểm trái chiều, không chỉ giữa các nước ASEAN – Trung Quốc mà ngay cả giữa các nước ASEAN với nhau?
Tôi khẳng định tất cả các nước ASEAN cùng lập trường, cùng một quan điểm về vấn đề này. Điều đó được thể hiện qua nguyên tắc 6 điểm về biển Đông. Trong đó những nguyên tắc quan trọng nhất, cơ bản nhất là tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển, nguyên tắc về kiềm chế, nguyên tắc không sử dụng vũ lực, nguyên tắc giải quyết hòa bình về tranh chấp. Đặc biệt trong tuyên bố 6 điểm đó, ASEAN có đề ra yêu cầu cùng Trung Quốc sớm tiến tới có một bộ quy tắc ứng xử trên biển Đông.
Còn trong vấn đề tranh chấp ở biển Đông có hai vấn đề quan trọng. Một là việc giải quyết yêu cầu chủ quyền - việc này chỉ có thể giải quyết giữa các nước liên quan. Cần nhấn mạnh ở đây "liên quan" không nhất thiết giữa hai bên vì tranh chấp này liên quan đến Trung Quốc và cả bốn nước ASEAN. Do vậy, "liên quan" là tất cả các bên liên quan có thể là hai bên, ba bên thậm chí có thể là nhiều hơn tùy thuộc và việc tranh chấp cụ thể.
Khía cạnh thứ hai là vấn đề hòa bình, ổn định ở biển Đông liên quan đến an toàn hàng hải và an ninh biển. Việc này liên quan đến tất cả các nước vì ở đây có tuyến vận tải đường biển lớn nhất thế giới.
Xin cảm ơn ông!
Quang Phong (thực hiện)
Theo: Dantri.com.vn
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...