Bắt đầu từ năm 2013, thí sinh trúng tuyển vào đại học nhưng có giấy báo nhập ngũ vẫn phải thực hiện lệnh nhập ngũ đã làm không ít thí sinh lo lắng vì trong thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự sẽ quên kiến thức. Vậy, năm nay quy định này có thay đổi gì?
Phóng viên Dân trí đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Thiện Minh - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Quốc phòng - Bộ GD-ĐT về vấn đề này.
Thưa ông, Thông tư 13 có hiệu lực thi hành từ ngày 7/3/2013 về sửa đổi, bổ sung một số điều về việc tạm hoãn gọi nhập ngũ và miễn gọi nhập ngũ thời bình đối với công dân nam trong độ tuổi gọi nhập ngũ… năm nay vẫn giữ ổn định quy định trên hay có bổ sung điểm gì mới?
Đại tá Nguyễn Thiện Minh: Thông tư liên tịch số 13 ban hành đến thời điểm này đã được hơn một năm và đã được kiểm chứng thực tế bằng tuyển quân đợt 2 năm 2013. Việc gọi nhập ngũ và xét tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với công dân đã được Hội đồng nghĩa vũ quân sự các cấp của các địa phương thực hiện theo đúng hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 13.
Về việc gọi nhập ngũ và xét tạm hoãn gọi nhập ngũ năm nay cho các đối tượng cơ bản vẫn theo quy định, hướng dẫn của Thông tư liên tịch số 13. Tuy nhiên, hiện nay Công an nhân dân cũng là lực lượng vũ trang thực hiện nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc như Quân đội nhân dân. Nghị định và các Thông tư nói trên chưa quy định đối với các đối tượng là hạ sĩ quan, binh sỹ phục vụ trong lực lượng Công an nhân dân; học viên là hạ sĩ quan, binh sĩ đang học tập, công dân thi đỗ vào các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân.
Điểm mới về gọi nhập ngũ và xét tạm hoãn gọi nhập ngũ năm nay là: Bộ Giáo dục và Đào tạo nhất trí với Bộ Quốc phòng xét tạm hoãn gọi nhập ngũ đối với các đối tượng thi đỗ vào các trường thuộc lực lượng Công an nhân dân (trừ các đối tượng theo học hệ dân sự).
Hàng năm, có 2 đợt tuyển quân, đợt một vào đầu năm, còn đợt 2 thì gần trùng với khoảng thời gian nhận giấy báo và nhập học của tân sinh viên. Như vậy, việc Thông tư quy định “công dân nhận được Lệnh gọi nhập ngũ và Giấy báo nhập học vào các trường trong cùng một thời điểm, thì phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ”. Nhiều ý kiến băn khoăn cho rằng chưa phù hợp lắm. Ý kiến ông thế nào?
Đại tá Nguyễn Thiện Minh: Thông tư liên tịch số 175 quy định tạm hoãn cho đối tượng có Giấy gọi nhập học vào các trường trước khi nhập ngũ mang tính chất mở rộng, chưa phù hợp với quy định của Luật Nghĩa vụ quân sự và Nghị định 38/2007/NĐ-CP; Theo đó, khi ban hành Thông tư liên tịch số 13 sẽ hạn chế được nhiều công dân sử dụng Giấy báo nhập học để được tạm hoãn gọi nhập ngũ nhằm trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự, nhưng thực tế không học.
Việc gọi công dân nhập ngũ đợt 2 hàng năm trùng với thời điểm các nhà trường thông báo kết quả thi tuyển và phát hành Giấy báo nhập học. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 13/2013/TTLT thì, khi công dân mới nhận được Giấy báo nhập học, chưa làm xong thủ tục nhập học thì chưa phải là đang học, do đó công dân phải chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ và không thuộc đối tượng được xét tạm hoãn gọi nhập ngũ. Khi công dân đã nhập ngũ vào quân đội, nếu có Giấy báo nhập học vào các trường thì sẽ được bảo lưu kết quả thi tuyển theo quy định tại Khoản 4 Điều 56 Luật Nghĩa vụ quân sự: “Hạ sĩ quan, binh sĩ trước lúc nhập ngũ có giấy gọi vào học ở các trường nghề, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng hoặc đại học, thì khi xuất ngũ được vào học ở trường đó”.
Thực tế, có nhiều trường hợp nằm trong diện gọi nhập ngũ, sức khỏe hoàn toàn đáp ứng, nhưng tìm mọi cách trốn trách nhiệm và nghĩa vụ thiêng liêng này? Trong trường hợp này xử lý thế nào thưa ông?
Đại tá Nguyễn Thiện Minh: Những trường hợp nằm trong diện gọi nhập ngũ, sức khỏe hoàn toàn đáp ứng khi trốn tránh trách nhiệm, không chấp hành Lệnh gọi nhập ngũ thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 7 và Điều 9 Nghị định số 120/2013/NĐ-CP ngày 09/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu.
Trong trường hợp học sinh thuộc diện có thể nhập ngũ trong năm nay nhưng muốn thi và học đại học, bởi sau hai năm nhập ngũ, không còn tự tin vào lực học của mình nữa? Ông có lời khuyên nào cho các em?
Bảo vệ Tổ quốc là nghĩa vụ thiêng liêng và quyền cao quý của công dân; công dân phải có bổn phận làm nghĩa vụ quân sự bảo vệ Tổ quốc đã được quy định trong Hiến pháp và Luật Nghĩa vụ quân sự.
Theo chúng tôi, với những học sinh có kiến thức vững vàng khi đã thi đỗ vào các trường đại học, cao đẳng thì 18 tháng đến 2 năm thực hiện nghĩa vụ quân sự tại ngũ kiến thức cũng chưa thể mai một được; còn việc học tập của các em là suốt đời, việc bảo đảm kiến thức để không bị mai một trong thời gian tại ngũ là trách nhiệm của công dân; hơn nữa kể cả khi vào học ngay nếu không thật sự cầu thị, phấn đấu, tu dưỡng thì cũng chưa chắc đã đủ kiến thức để theo kịp được, trong khi môi trường quân đội cũng là một trường học lớn, không chỉ rèn luyện cho từng cá nhân về bản lĩnh, nhân cách mà còn tạo điều kiện cho các em phát triển tài năng.
Xin trân trọng cám ơn Đại tá!
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...