Đại lễ Phật đản Liên hợp quốc (LHQ) là một trong các hoạt động văn hóa mang tính quốc tế của LHQ. Ngày 15-12-1999 tại Đại hội đồng LHQ khóa 54, mục 174 của chương trình nghị sự, LHQ đã chính thức công nhận tổ chức Đại lễ Phật đản hay còn gọi là Đại lễ Tam hợp (kỷ niệm đức Phật Đản sinh, Thành đạo và Niết bàn, thời gian tương đương với tháng 5 dương lịch) là Đại lễ Vesak LHQ và là ngày lễ hội văn hóa tôn giáo thế giới của LHQ, được tổ chức tại trụ sở LHQ và các trung tâm LHQ ở các khu vực từ năm 2000.
Chương trình nghệ thuật dân tộc chào mừng Đại lễ Vesak.
Đại lễ Vesak LHQ năm nay do Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) đăng cai chủ trì, với sự phối hợp tổ chức của Ủy ban Tổ chức Quốc tế (ICDV), sự giúp đỡ và bảo trợ của Chính phủ Việt Nam. Hôm nay, Đại lễ chính thức khai mạc tại cố đô Hoa Lư - Trung tâm Phật giáo Tràng An, chùa Bái Đính (tỉnh Ninh Bình). Đại lễ là lễ hội văn hóa của Phật giáo đã được Đại Hội đồng Bảo an LHQ công nhận là ngày lễ hội văn hóa tôn giáo của thế giới.
Đại lễ Vesak lần này với chủ đề chính là: Phật giáo góp phần thực hiện thành tựu các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của LHQ. Đáng chú ý, có năm hội thảo khoa học, gồm: Hồi ứng của Phật giáo về phát triển bền vững và thay đổi xã hội; Hồi ứng của Phật giáo đối với hâm nóng toàn cầu và bảo vệ môi trường; Đóng góp của Phật giáo về lối sống lành mạnh; Xây dựng hòa bình và sự bình phục hậu-mâu thuẫn; Giáo dục Phật giáo và chương trình cấp đại học. Chủ đề hội thảo Đại lễ Vesak LHQ lần này gắn liền với truyền thống và bản sắc văn hóa của Việt Nam và đạo Phật Việt Nam nhằm khẳng định sự đóng góp của đất nước và Phật giáo Việt Nam về các giá trị được LHQ quan tâm.
Đại lễ Vesak là sự kiện đối ngoại quan trọng, góp phần nâng cao vai trò của PGVN trong hội nhập quốc tế, cũng như khẳng định vị thế, trách nhiệm của Việt Nam đối với LHQ. Thông qua Đại lễ, GHPGVN giới thiệu đến các tăng ni, phật tử trên toàn thế giới được biết rõ hơn về truyền thống, văn hóa di sản quý báu của Việt Nam. Tại đây, diễn ra nhiều hoạt động văn hóa như triển lãm văn hóa Phật giáo, triển lãm văn hóa Việt Nam, biểu diễn nghệ thuật truyền thống, hội chợ văn hóa và ẩm thực, xe hoa diễu hành, trang hoàng cờ phướn Phật giáo, lồng đèn, hoa đăng, tạo sự hoành tráng của một lễ hội đa sắc màu.
Bên cạnh đó, Đại lễ Vesak là cầu nối giữa PGVN với Phật giáo thế giới, là cơ hội để Phật giáo khắp thế giới tập hợp nhau lại, cùng nhau xây dựng cuộc sống hữu nghị, hòa bình vì hạnh phúc của con người.
Đối với GHPGVN đây là cơ hội quý báu lần thứ hai, sau sự thành công năm 2008, để tỏ rõ vị thế của Phật giáo trong giai đoạn mới, qua đó khẳng định với thế giới về tinh thần đoàn kết tôn giáo và đoàn kết các dân tộc ở Việt Nam.
Việc tổ chức Đại lễ Vesak đã tạo hình ảnh tốt đẹp đối với bạn bè thế giới về đất nước và con người Việt Nam yêu chuộng hòa bình, thân thiện, hòa hợp, đoàn kết và phát triển. Qua đó, nâng tầm vị thế của Việt Nam trên thế giới, tăng cường thiết lập bang giao và hữu nghị với tất cả quốc gia trong khu vực và trên thế giới.
Đồng thời cũng thể hiện sự gánh vác, vai trò của Việt Nam với việc thực hiện thành tựu các mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc. Sự hội nhập quốc tế sâu rộng của Việt Nam nhằm xây dựng hòa bình trên thế giới và khu vực.
Đồng thời, góp phần tích cực trong việc phát triển du lịch và đầu tư kinh tế vào Việt Nam, để Việt Nam trở thành điểm đến của du khách quốc tế từ hình ảnh đẹp mà Việt Nam tạo được qua Đại lễ Vesak LHQ.
Thiết thực chào mừng Đại lễ Vesak năm 2014, những ngày qua, tại nhiều tỉnh, thành phố đã diễn ra các hoạt động hưởng ứng thiết thực. Đáng chú ý là, được sự hỗ trợ của Ban thư ký Đại lễ Vesak , Truyền hình An Viên (AVG) đã thực hiện bộ phim tài liệu 10 tập có nhan đề Phật giáo Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.
Trong dịp này, GHPGVN và Ủy ban Tổ chức Vesak 2014 phát hành Thông điệp may mắn dành tặng các nhà hảo tâm công đức, tác duyên cùng làm nên thành tựu của Đại lễ.
Tại nhà truyền thống văn hóa Phật giáo TP Hồ Chí Minh -chùa Phổ Quang, đã diễn ra Tuần lễ văn hóa chào mừng Đại lễ Vesak PL 2558 - DL 2014. Tuần lễ văn hóa Phật giáo có chủ đề Hoa vô ưu, gồm các hoạt động, như: Triển lãm thư pháp, tranh nghệ thuật Phật giáo, hội chợ ẩm thực chay, thi cắm hoa, thuyết giảng, thi viết thư pháp, thi vẽ tranh và vẽ tranh Đức Phật; văn nghệ chào mừng Phật Đản. Trong đó, khu triển lãm giới thiệu các tác phẩm văn hóa, các hoạt động Phật sự của Ni giới trong những năm gần đây.
Chiều ngày 30.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội khóa XV họp phiên bế mạc kỳ họp thứ 8.
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 29.11, Quốc hội họp phiên toàn...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 28.11, Quốc hội tiến hành thảo...
Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 27.11, Phó Chủ tịch Quốc hội...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...