Cần thay đổi thói quen đốt rơm rạ sau thu hoạch lúa

Thứ 3, 04/06/2024 | 10:36:00
369 lượt xem

Năm nào cũng vậy, cứ sau các vụ thu hoạch lúa, nhiều cánh đồng trên địa bàn tỉnh Thái Bình lại nghi ngút khói do việc đốt rơm, rạ của người dân. Việc đốt rơm rạ gây ra nhiều tác hại cho môi trường sống lẫn sản xuất và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho các phương tiện tham gia giao thông. Nông dân cần thay đổi thói quen này, hướng đến sản xuất nông nghiệp bền vững, hiệu quả.

Sau khi thu hoạch, chỉ chờ rơm khô là đốt. Hơn 1 mẫu ruộng của nông dân này đều được xử lý như thế. Theo lý giải của người dân, việc đốt rơm rạ ngay trên đồng nhằm đỡ tốn công thu gom rơm, lại kịp thời cày đất, gieo cấy lúa vụ mùa

Người dân: Không như trước đây sau vụ thu hoạch thi thu rơm về nhưng giờ chẳng lấy rơm rạ về làm gì nữa.  Thế nên chúng tôi cứ đốt đốt rơm rạ để cho máy cày dễ cay hơn. Lúc cấy lúa thì nó không nổi.

Những ngày này, trên các cánh đồng ở huyện Đông Hưng, huyện Hưng Hà lại tràn ngập khói và lửa. Việc đốt rơm rạ trực tiếp trên đồng ruộng gây tác hại lớn hơn gấp nhiều lần so với lợi ích mang lại. 

Đốt rơm, rạ sẽ làm mất chất dinh dưỡng của đất, tiêu diệt các loại thiên địch có ích dẫn đến phát sinh nhiều bệnh dịch hại lúa. Nếu đốt rơm, rạ tại đồng ruộng nhiều lần sẽ làm cho đất bị biến chất và trở nên chai cứng, khô cằn. Ngoài ra còn gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe và tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Lái xe: Mùa thì bà con thường hay đốt rơm dạ nên khói lan ra ngoài đường ảnh hưởng đến tầm nhìn của lái xe.

Tại Thái Bình, để tạo ra sản lượng 1 triệu tấn thóc, nông dân cũng tạo ra lượng rơm, rạ khoảng 1,2 triệu tấn, trong đó rơm khoảng 480.000 tấn. 

Trung tá Phạm Văn Huy, Phó trưởng CA xã Chương Dương, Đông Hưng: Việc đốt rơm rạ có nhiều nguy cơ  tiềm ẩn: thứ nhất  về cái môi trường, thứ 2 liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy. Tuy nhiên vẫn còn một vài những hộ dân vẫn đốt theo cái thói quen từ xưa. Cũng chưa có giải pháp là tiếp tục sử dụng phụ phẩm nông nghiệp này vào sản xuất, chăn nuôi nên thành thử chưa dừng đốt tuyệt đối được.

Thay vì đốt rơm trên đồng, người dân có thể tận dụng, thu gom rơm làm thức ăn chăn nuôi gia súc, phủ đất trồng rau màu, làm nấm. Việc tận dụng rơm, rạ sau thu hoạch làm nguyên liệu đầu vào cho hoạt động sản xuất nông nghiệp khác có ý nghĩa lớn trong việc phát triển nông nghiệp tuần hoàn, bảo vệ đất, môi trường sinh thái cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất lúa.

Thu Trang

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...