Lộc trời nơi cửa biển

Thứ 3, 07/11/2023 | 14:00:00
912 lượt xem

Những ngày này, ngư dân huyện Tiền Hải đang vào mùa khai thác tép biển. Tép năm nay được mùa hơn những năm trước nên nhiều tàu thuyền trúng đậm lộc biển, cứ ra khơi là có tiền triệu nên ngư dân rất phấn khởi.

Khung cảnh tấp nập tại cảng Cửa Lân, xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải

Tại khu vực cảng Cửa Lân thuộc xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải, những ngày này đâu đâu cũng thấy không khí nhộn nhịp, người trên bến dưới thuyền chuyển những thùng tép tươi rói lên bờ cho thương lái thu mua. Nhiều thương lái còn thuê cả tàu ra tận ngư trường đánh bắt của ngư dân để thu mua.



Ông Nguyễn Trọng Ninh – Công ty chế biến xuất khẩu thủy sản Hoàng Phương: "Tép năm nay được mùa, chất lượng tép ngon, mỗi ngày chúng tôi thu mua 15 dến 20 tấn tép để chế biến kim chi xuất khẩu đi Hàn Quốc".


Thời điểm này đang vào mùa tép biển nên chất lượng tép ngon

Theo kinh nghiệm của ngư dân khu vực cảng Cửa Lân, đánh tép biển không cần phải đi xa, cũng không mất quá nhiều công sức, dễ đánh bắt hơn so với các loại tôm, cá, hải sản khác. Tép biển có quanh năm nhưng nhiều nhất là từ tháng 8 đến tháng 12 âm lịch. Thời điểm này người dân ở đây chỉ chuyên đánh bắt và chế biến tép.



Chị Nguyễn Thị Thắm - Xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: "Tranh thủ đang mùa tép biển, gia đình tôi mỗi ngày đi một chuyến thu hoach từ 3 đến 4 tấn, sau khi trừ chi phí mỗi chuyến lãi khoảng 3 - 4 triệu đồng".

Mỗi ngày cảng Cửa Lân có hai lần tàu thuyền cập bến

Một ngày đánh bắt của ngư dân có hai khoảng thời gian, bắt đầu từ 17 giờ ngày hôm trước đến 8 giờ ngày hôm sau, hoặc từ 4 giờ đến 13 giờ trong ngày. Cứ như vậy, mỗi ngày cảng Cửa Lân sẽ có hai lần tàu thuyền cập bến.


Ông Bùi Kiên Quyết - Chủ tịch UBND xã Nam Thịnh, huyện Tiền Hải: "Trên địa bàn xã có 70 phương tiện trong và ngoài địa phương cập bến, sản lượng bình quân khoảng 50 tấn/ngày. Nam Thịnh có 7 cơ sở chế biến thu mua cho bà con".



Khai thác và chế biến tép biển không chỉ mang lại thu nhập cao cho ngư dân mà còn giải quyết việc làm cho hàng trăm lao động nhàn rỗi ở các xã ven biển như Nam Cường, Đông Minh. Ngoài bán tép tươi, người dân còn làm mắm tép hoặc phơi khô để tiêu thụ, từ đó nâng cao giá trị sản phẩm.

 Hữu Phước

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...