FTA cơ hội và thách thức của doanh nghiệp

Thứ 7, 30/09/2023 | 16:00:00
929 lượt xem

Thị trường rộng lớn với rất nhiều dự địa, cùng với việc từng bước xóa bỏ phần lớn các dòng thuế, 19 Hiệp định thương mại mà Việt nam đã ký kết đang mở ra cơ hội đối với nhiều ngành hàng của tỉnh. Các sản phẩm xuất khẩu hay nguyên liệu nhập khẩu sẽ có lợi thế vì giảm được chi phí. Đây là điều kiện để doanh nghiêp trong tỉnh tiếp cận và định hình thị trường.

Là doanh nghiệp có sản phẩm xuất khẩu đi thị trường Mỹ và Châu Âu từ 2 năm nay. Nhưng tỷ lệ xuất khẩu vào 2 thị trường này của Nhà máy gạch men Mikado mới chỉ đạt khoảng 10% sản lượng chung của nhà máy.



Ông Phạm Bách Tùng - Tổng giám đốc Mikado: “Giải pháp để cho Mikado có thể duy trì để các dây chuyền sản xuất đó là phải tìm các thị trường xuất khẩu mới và năm nay đặc biệt chú trọng đến thị trường Nhật Bản, Philipines và Indonesia. Chúng tôi đã xúc tiến chuẩn bị mở văn phòng đại diện bên Nhật rồi xúc tiến với các nhà phân phối lớn ở Indonesia và Philipines”


Toàn tỉnh hiện có hơn 300 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu, trong đó có hơn 150 doanh nghiệp xuất khẩu đi Châu Âu và Mỹ. Thay đổi để thích hợp với các Hiệp định là điều mà các doanh nghiệp đang nỗ lực thực hiện cho những mục tiêu dài hạn khi tham gia những thị trường này. Trước mắt là phải cải thiện điều kiện lao động, đầu tư công nghệ mới đến việc tăng tỷ lệ nội địa hóa thành phẩm.


Bà Đỗ Thị Ngoan - Giám đốc Công ty TNHH First Union Việt Nam: “Tất cả những sản phẩm sang Châu Âu thì phải có những điều kiện về kỹ thuật đi kèm và sự an toàn với môi trường và con người. Khi mà hàng của Việt Nam sang sẽ có sự cạnh tranh rất lớn trong thị trường Châu Âu”


Sức ép cạnh tranh mà các Hiệp định thương mại mang lại được nhận định là sức ép cạnh tranh lành mạnh, có chọn lọc và theo lộ trình phù hợp. Do đó, khi tham gia vào các Hiệp định này sẽ là cơ hội, sức ép hợp lý để các doanh nghiệp của tỉnh điều chỉnh, thay đổi phương thức kinh doanh và nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Bà Ngô Thị Liên - Trưởng phòng Quản lý XNK, Sở Công thương: “Ngành công thương tổ chức các hội nghị tập huấn cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh nhằm khai thác tối đa các lợi thế từ các Hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam là thành viên. Hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển xuất nhập khẩu thông qua thương mại điện tử xuyên biên giới và phối hợp với các thương vụ các nước cung cấp các thông tin về thị trường nhằm giúp doanh nghiệp cơ hội kinh doanh tốt hơn”


Tận dụng được những lợi thế từ những Hiệp định thương mại sẽ mở ra cơ hội cho doanh nghiệp của tỉnh phát triển bền vững. Đưa được hàng hóa vào những thị trường khó tính như Mỹ và EU đó được coi như là giấy chứng nhận thông hành để đưa hàng ra thế giới. Tuy nhiên để đưa được hàng vào 2 thị trường này thì tự thân các doanh nghiệp phải vượt qua chính mình, phải tự làm mới bản thân để thích ứng một cách linh hoạt với thị trường thế giới.

 Hữu Phước 


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...