Tránh biến chứng phổi tắc nghẽn mãn tính trong mùa nóng

Thứ 3, 04/07/2023 | 00:00:00
665 lượt xem

Nhiệt độ và độ ẩm cao trong mùa hè làm trầm trọng thêm các triệu chứng bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Những ngày gần đây, số bệnh nhân mắc bệnh này đến khám, điều trị tại Bệnh viện Phổi Thái Bình đang cao hơn 20% so với bình thường.

Điều dưỡng viên thăm khám sức khỏe cho ông Đào Văn Khoa 

Nắng nóng, ông Đào Văn Khoa cảm thấy bản thân như bị “tra tấn”. Ông ho nhiều kéo dài, cơ thể mệt mỏi, khó khăn trong mọi sinh hoạt hàng ngày. Đến bệnh viện, ông phát hiện mình mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Đáng ngại là đã chuyển sang giai đoạn nặng. Nguyên nhân một phần do đi khám muộn, một phần là do thói quen ông đã có từ lâu. 



Bệnh nhân Đào Văn Khoa: “Thời gian trước thì hút thuốc nhiều. Triệu chứng thì cứ khó thở, phải dùng thuốc xịt. Tưởng viêm phế quản mãn, nặng quá lên đây khám mới biết là phổi tắc nghẽn.”


Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính dễ tái phát vào thời điểm mùa hè

Thời tiết oi bức mùa hè dễ làm bùng phát các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Nhiều báo cáo cho thấy, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (CoPD) là một trong 3 nguyên nhân gây tử vong hàng đầu vì những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra. Song, đáng ngại là do triệu chứng ban đầu của bệnh dễ nhầm lẫn với các bệnh liên quan đến đường hô hấp khác nên đa phần bệnh nhân chủ quan, bỏ qua, không đi khám. Thống kê tại Bệnh viện Phổi Thái Bình, số bệnh nhân mắc CoPD đến khám trong giai đoạn sớm chỉ chưa đến 10%. 


Bệnh nhân Bùi Xuân Cách: “Ho thì chỉ biết là bệnh phổi thôi chứ không biết phổi tắc nghẽn mãn tính là cái gì. Đến lúc khó thở nặng hơn đi khám mới biết. Bác sĩ nói bệnh này không khỏi mà điều trị chỉ hạn chế để ổn định được thôi.”



Bác sĩ CKI Trần Nam Đích, Phó Giám đốc Bệnh viện Phổi Thái Bình: “Bệnh nhân CoPD nếu phát hiện muộn thì dẫn đến suy tim, gây rối loạn chức năng thông khí ở phổi, khó thở, chỉ cần đi lại bình thường cũng đã khó thở rồi. Giai đoạn sau rất nan giải. Do vậy phải phát hiện sớm, điều trị kịp thời ngay giai đoạn đầu, kết hợp tập thở, vận động trị liệu hô hấp, hiệu quả sẽ cao.”

Các bác sĩ khuyến cáo người dân cần có thói quen sinh hoạt lành mạnh và tiêm vắc xin phòng cúm, phế cầu để ngăn ngừa đợt cấp của bệnh

Để phòng ngừa bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, các bác sĩ khuyến cáo, cách tốt nhất là không hút thuốc lá, thuốc lào, tránh khói bụi, tạo môi trường sống và làm việc trong lành, tiêm vaccine phòng cúm, phòng phế cầu để ngăn ngừa đợt cấp của bệnh. Vào mùa hè, cần uống đủ nước, sử dụng trang phục hoặc thiết bị chống nắng nóng phù hợp, tránh các hoạt động tiêu hao quá nhiều năng lượng. Nếu có các biểu hiện như ho liên tục, thường xuyên khạc đờm vào buổi sáng, tình trạng ho, khó thở nặng dần theo thời gian..., người dân nên đến bệnh viện sớm. Với người đã mắc CoPD, cần uống thuốc theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. 

Hà My


  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...