Gương sáng vươn lên từ nỗi đau da cam

Thứ 3, 23/08/2022 | 00:00:00
362 lượt xem

Dù sức khỏe suy giảm và mang trong mình nỗi đau da cam sau khi tham gia các cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc, nhưng vợ chồng bà Tạ Thị Hạnh và ông Vũ Sơn Hà ở Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy luôn có một nghị lực đáng khâm phục. Dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào, họ đều mạnh mẽ vượt lên số phận và trở thành những tấm gương sáng trong đời sống.

Hơn 40 năm rời quân ngũ, mang trên mình những vết thương và ảnh hưởng của chiến tranh khi cả hai đều là nạn nhân chất độc da cam, vợ chồng bà Tạ Thị Hạnh và ông Vũ Sơn Hà luôn nghĩ rằng được trở về đã là may mắn và không thể sống với những thương tật từ chiến trường. Bà Hạnh chỉ còn một bên cánh tay, là nạn nhân chất độc da cam hạng 2/4, còn ông Hà do bị ảnh hưởng bởi chất độc da cam, nên sức khỏe cũng không được ổn định.


Ông Vũ Sơn Hà - Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy:

 “Khi đất nước thống nhất, hai vợ chồng cũng là cơ duyên trong quân đội, biết nhau rồi xây dựng gia đình. Về địa phương xây dựng và phát triển kinh tế, song chúng tôi luôn nghĩ không chỉ lo cho gia đình mình mà còn phải nghĩ đến những người đồng đội còn chịu ảnh hưởng bởi chất độc da cam nặng hơn mình.”



Lăn lộn, vất vả nhiều nghề, cuối cùng ông bà cũng quyết định gắn bó và giữ nghề nước mắm gia truyền, đồng thời mở thêm cơ sở chế biến hải sản. Với diện tích 1.500m2, cơ sở chế biến hải sản của ông bà có thời gian cao điểm xuất bán cả chục tấn sứa, hơn 10.000 lít nước mắm, đạt lợi nhuận hơn chục tỷ đồng/năm. Đa số những lao động ở đây đều là con em đồng đội đã từng tham gia chiến đấu và cũng có những hội viên có hoàn cảnh khó khăn đã gắn bó hơn chục năm nay. 



Bà Lê Thị Lan - xã Thuỵ Hải, huyện Thái Thuỵ: 

Tôi đã làm ở đây được 15 năm rồi, bác Hà với bác Hạnh rất tốt, và có nghị lực phi thường khi vượt qua hoàn cảnh, sức khoẻ của bản thân





Bà Tạ Thị Hạnh - Thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy: 

Tôi nghĩ nếu so với những đồng đội khác thì mình còn may mắn hơn rất nhiều, vì nhiều đồng đội chính bản thân họ cũng nhiễm da cam, sau này còn thế hệ thứ hai, thứ 3 người ta vẫn bị nhiễm, cho nên vợ chồng tôi  bảo nhau là cố gắng phấn đấu làm để có thể giúp được đồng đội của mình.


Là những người lính đã trải qua gian khổ của chiến tranh, nên khi trở về cuộc sống đời thường, họ luôn có lối sống giản dị, chất phát. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ở tuổi gần 70, nhưng ông Hà và bà Hạnh còn là hạt nhân tích cực tham gia công tác xã hội ở địa phương. 



Ông Nguyễn Đức Thắng, Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam huyện Thái Thụy:

"Hai vợ chồng ông Hà và bà Hạnh cùng chung những ngày đạn bom gian khổ, cùng nhau vượt qua khó khăn để chiến thắng nỗi đau mà chiến tranh để lại, để ngày hôm nay, họ vẫn tiếp tục giữ vững tinh thần lạc quan, dũng cảm trong thời chiến và cống hiến giữa thời bình." 


Với nghị lực vươn lên trong cuộc sống, chiến thắng hoàn cảnh để luôn vui vẻ, lạc quan, phát triển sản xuất, giúp đỡ đồng chí, đồng đội cùng nhau vượt qua những khó khăn, vất vả. Những người lính cụ Hồ như vợ chồng ông Hà và bà Hạnh thực sự là tấm gương sáng giữa đời thường khiến chúng ta không khỏi khâm phục và tự hào.

Thúy Quỳnh

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...