Làm rõ trách nhiệm bản quyền Quốc ca

Thứ 4, 08/12/2021 | 00:00:00
1,130 lượt xem

Tối 6-12, người hâm mộ Việt Nam đã được tận hưởng niềm vui chiến thắng trong trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam - Lào tại vòng bảng AFF Suzuki Cup 2020. Tuy nhiên, niềm vui không được trọn vẹn… Bởi trước đó, hàng triệu người xem trận đấu trên nền tảng mạng xã hội đã không thể nghe các cầu thủ hát vang bài Quốc ca vì lý do... bản quyền.

Sự việc này đã tác động mạnh tới cảm xúc của người xem khi bản Quốc ca Việt Nam bị tắt tiếng trên một số kênh YouTube tiếp sóng trận đấu, kèm lời xin lỗi của kênh phát sóng. Rất nhiều ý kiến bức xúc đã được bày tỏ bởi với người Việt Nam, Tiến Quân ca-Quốc ca được coi như hồn cốt dân tộc, là tác phẩm đã nằm lòng trong trái tim mỗi người.

Chiều 7/12, đơn vị nắm giữ bản quyền AFF Cup 2020 và sở hữu kênh YouTube phát sóng trực tiếp giải đấu này tại Việt Nam - Next Sports thông báo người hâm mộ sẽ được hưởng thụ trọn vẹn, toàn bộ phần nghi lễ bao gồm bản nhạc Quốc ca trước mỗi trận đấu của đội tuyển Việt Nam trên mọi nền tảng phát sóng. Thông báo được đơn vị này đưa ra dựa trên ý kiến của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa đưa ra cùng ngày về việc nghiêm cấm cá nhân, tổ chức ngăn chặn việc phổ biến Quốc ca.

"Vì lý do bản quyền âm nhạc, chúng tôi buộc lòng phải tắt tiếng ở phần lễ chào cờ". Dòng thông báo kèm lời xin lỗi xuất hiện trên màn hình hình kênh YouTube Next Sports khi phát hình ảnh các cầu thủ Việt Nam đang làm lễ chào cờ nhưng tiếng Quốc ca bị tắt. 

Quốc ca vang lên trước mỗi trận đấu vốn là truyền thống, cũng là niềm tự hào dân tộc của không chỉ các cầu thủ mà của cả người dân. Chính vì thế, việc không được nghe Quốc ca của đất nước mình trong thời khắc thiêng liêng đó khiến nhiều người bức xúc. Thậm chí, nhiều bình luận thể hiện sự giận dữ trên mạng xã hội và cho rằng BH Media "đánh gậy bản quyền" trên YouTube với ca khúc này là nguyên nhân của sự việc. 

Bạn Phùng Quốc Bình – Khán giả:

"Khi người xem nghe quốc ca thấy hào hứng xem trận đấu, bị mất quốc ca nên bị mât hào hứng, khá là buồn vì cái đó làm ảnh hưởng đến tâm lý xem đá bóng. Mong muốn các bên có thể giải quyết vấn đề sớm mang bản sắc dân tộc muốn được nghe thì nó hào hứng hơn."


Trước nghi vấn do mình đánh bản quyền Quốc ca tại AFF Cup khiến Quốc ca bị tắt tiếng BH Media khẳng định: "Vụ việc lần này không hề liên quan đến BH Media". Trong trận đấu Việt Nam - Lào, không hề có bên nào "đánh bản quyền" Tiến quân ca, mà chỉ là do đơn vị tiếp sóng tự tắt tiếng phần Tiến quân ca để phòng xa, tránh bị mất doanh thu."

Thực tế, dù khẳng định là không liên quan nhưng dư luận bức xúc với công ty này cũng là điều dễ hiểu. Bởi thực tế, ca khúc "Tiến quân ca - Quốc ca" đã được gia đình nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc Việt Nam nhưng trước đó lại bị Công ty BH Media khai thác và gắn bản quyền. 

Họa sỹ, NS Văn Thao – Đại diện gia đình Nhạc sỹ Văn Cao:

"Những chuyện lùm xùm vừa rồi xung quanh việc BH Media đòi bản quyền tác giả quốc gia là vi phạm hoàn toàn. Gia đình đã trao bài Tiến quân ca đã trao cho quốc hội, cho nhân dân. Tiến quân ca hoàn toàn thuộc tài sản quốc gia, động đến vấn đề này là động đến quốc gia, Nhà nước."


Theo chuyên gia, đã là tài sản quốc gia thì không ai được phép mang ra để trục lợi cho mục đích cá nhân. Vì thế, dù chương trình chỉ phát trên nền tảng xã hội thì việc tắt tiếng Quốc ca cũng cần phải được xử lý nghiêm. 

Ông Nguyễn Viết Chức – Đại biểu Quốc hội khóa XI:

"Phải có bản quyền luật sở hữu có rồi nhưng bản quyền cho cái gì riêng với quốc ca hoàn toàn không nên và các cơ quan hữu quan và bộ văn hóa cần có cách thức làm sao Quốc ca càng đượ sử dụng rộng dãi bao nhiều càng tốt để không chỉ thấm sâu vào trái tim người Việt, lan toả tuyên ngôn bằng âm nhạc Việt Nam với cộng đồng quốc tế."


Luật sư Nguyễn Thế Truyền – Giám đốc Công ty Luật hợp danh Thiên Thanh:

"Đây là câu chuyện hay để mọi người tuyên truyền về luật trí tuệ hay vấn đề bản quyền, có lẽ là không bao giờ hữu hiệu hơn, bằng việc xem đội tuyển quốc gia hát Quốc ca mà lại không được nghe âm thâm bởi lý do bản quyền."


Rõ ràng, được coi là niềm tự hào, tinh thần, tình cảm, hồn cốt, bản tuyên ngôn bằng âm nhạc của người Việt, nên để xảy ra sự cố như buộc phải tắt tiếng Quốc ca hoặc bị khiếu nại về bản quyền khi sử dụng bản ghi Quốc ca trong những trận đấu chính thức ở tầm quốc tế là điều đáng tiếc và cần được làm rõ trách nhiệm. Cùng với đó, vấn đề bản quyền âm nhạc cũng cần phải được phân tích, mổ xẻ kỹ hơn, giải pháp đồng bộ hơn để tránh có thêm những trường hợp vi phạm xảy ra.

Theo TTXVN

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...