Xuất khẩu nông sản là mục tiêu hướng tới của tỉnh Thái Bình để làm sao phát huy được tiềm năng thế mạnh địa phương và nâng cao thu nhập cho người sản xuất. Nhưng muốn làm được điều này Thái Bình vẫn cần những giải pháp để tháo gỡ khó khăn, hoàn thiện các quy định, trong đó có định danh vùng trồng.
Diện tích đất nông nghiệp sản xuất lúa
Thái Bình là địa phương có diện tích nông nghiệp tương đối lớn với khoảng 93.000ha. Chỉ riêng đất trồng lúa đã dao động trong khoảng 77.500ha đến gần 78.500ha, sản lượng lúa gạo luôn nằm trong nhóm cao nhất cả nước, với bình quân trên 13 tấn/1ha/năm. Thế nhưng tỷ lệ lúa gạo xuất khẩu của Thái Bình vẫn còn khiêm tốn, như Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên Hạnh, 1 năm xuất khẩu khoảng 5000 tấn gạo nhưng trong số đó lại không có gạo của Thái Bình mà chủ yếu là các tỉnh khác.
Ông Vũ Cao Choát - Công ty Trách nhiệm hữu hạn Liên Hạnh: “Các nước xuất khẩu gạo rất chú ý đến số lượng và chất lượng nên công ty lấy trong miền Nam ra, vùng Đồng bằng Sông Cửu Long và vùng khác. Còn Thái Bình chưa đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu.” |
Người dân thu hoạch lúa
Sản xuất thiếu bền vững, quy mô manh mún nhỏ lẻ, mạnh ai nấy làm nên sản phẩm chủ yếu phụ thuộc vào giá thị trường. Chưa kể quá trình liên kết cùng doanh nghiệp, người nông dân lại hay phá vỡ hợp đồng lao động, điều này cũng chính là rào cản cho doanh nghiệp trong quá trình đưa nông sản có chất lượng vào nhiều thị trường khó tính.
Ông Nguyễn Thanh Nhị - Giám đốc Công ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư và Phát triển công nghệ An Bình: “Đưa ra các quy định chặt chẽ hơn về quản lí nông dược và thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, các cơ quan chuyên ngành nghiên cứu của tỉnh cần tìm hiểu và đưa ra các quy trình kĩ thuật để khuyến cáo cho nông dân.” |
Bà Trần Thị Lanh - Chủ nhiệm Câu lạc bộ Đại Điền, huyện Kiến Xương: “Mong muốn chúng tôi đang canh tác với diện tích lớn là ổn định và có được mã vùng để trong tương lai khi hàng hoá mình đưa ra thì có được nguồn gốc xuất xứ.” |
Hội nghị họp bàn giải pháp cấp mã số vùng trồng của ngành nông nghiệp tỉnh Thái Bình
Quy định của nhiều thị trường khó tính hiện nay như Eu, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc là sản phẩm phải truy xuất được nguồn gốc từ vùng trồng đến việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón đã sử dụng, thời hạn thu hoạch. Do vậy việc quy vùng tập trung tạo ra sản lượng lớn và được ngành chức năng cấp mã số vùng trồng là yêu cầu cấp thiết hiện nay.
Bà Nguyễn Thị Nga - Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thái Bình: “Xu thế phát triển hàng hoá xuất khẩu phải gắn với mã số vùng trồng, nhận thức này phải từ cơ sở sản xuất và cơ sở chế biến. Khi hai cơ sở này đồng thuận thực hiện thì cơ quan chuyên môn sẽ giúp các cơ sở này. Đầu tiên là về tập huấn cho toàn bộ hộ sản xuất trong vùng được cấp mã số vùng trồng, về quy trình sản xuất và giám sát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, quy trình bảo quản nông sản và thu gom bao bì thuốc bảo vệ thực vật.” |
Doanh nghiệp xuất khẩu gạo
Việc định danh vùng trồng sẽ tạo nhiều lợi thế cho nông sản của Thái Bình khi cạnh tranh trên thị trường. Hiệu quả kinh tế của người sản xuất cũng từ đó nâng theo, điệp khúc được mùa mất giá hay được giá mất mùa sẽ không còn diễn ra thường xuyên như hiện nay.
Hoài Thu
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...