Lợi dụng uy tín của hàng Việt Nam chất lượng cao, hiện nay nhiều hàng hóa kém chất lượng đội lốt nhãn mác "Made in Việt Nam" tiếp tục tràn lan trên thị trường, khiến người tiêu dùng hoang mang, lo lắng. Hiện tượng này không chỉ là hành vi gian lận thương mại nhằm trốn thuế, mà còn đánh lừa người tiêu dùng và gây ảnh hưởng tiêu cực tới uy tín của hàng Việt Nam. Vậy cần có những giải pháp nào ngăn chặn hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
1- Thực trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường Thái Bình
Nhiều năm qua, gia đình ông Vũ Văn Hà, phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình vẫn tin dùng hàng Việt Nam, với quan niệm là hàng trong nước sản xuất, nên sẽ yên tâm về chất lượng hơn. Thế nhưng khi nghe được những thông tin về gian lận thương mại và thực tế khảo sát thị trường ông Hà thấy có nhiều hàng hóa giả nhãn mác hàng Việt Nam, nên ông thấy lo ngại trước thực trạng này.
Ông Vũ Văn Hà - Phường Kỳ Bá, thành phố Thái Bình: Nhiều bức xúc khi mua phải hàng giả, bản thân anh em họ hàng, gia đình và bạn bè tôi nhiều người đã mua phải hàng giả rồi, nhái thương hiệu như hãng ASANZO của Trung Quốc nhưng lại nhập về Việt Nam và dán tem hàng Việt Nam chất lượng cao như chiếc quạt tôi mới mua gần đây...
Cũng giống như tâm trạng của ông Vũ Văn Hà, không ít người tiêu dùng hiện nay khi lựa chọn mua hàng hóa ngoài thị trường đều hoang mang, vì rất khó nhận biết đâu là hàng giả, hàng nhái, thậm chí hàng đã dán mác" Made in Việt Nam" nhưng thực chất có đúng là hàng Việt Nam không, hay giả mạo nhãn hiệu hàng hóa?
Chị Phạm Thị Miên - huyện Đông Hưng: Mới đây tôi có mua một chiếc đầm váy hàng hiệu có nhãn mác Việt Nam chất lượng cao, nhưng qua tìm hiểu kỹ thì đó là một cơ sở may tự dán vào thôi... mà giá thành lại rất cao.
Nhiều ý kiến cho rằng: Một số mặt hàng của Việt Nam nhiều năm gần đây đã trở thành những mặt hàng có thế mạnh, nhất là hàng may mặc... Bởi vậy thương hiệu "Made in Việt Nam" cũng trở nên phổ biến hơn, chiếm được cảm tình của người tiêu dùng trong nước và nước ngoài, đã có những sản phẩm tiêu chuẩn tốt đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu ra nước ngoài. Bởi vậy đã xuất hiện tình trạng hàng trôi nổi, trong nước, hoặc được "tuồn" từ một số nước lân cận vào Việt Nam bằng con đường tiểu ngạch đã lén lút lợi dụng uy tín "Made in Việt Nam" để trục lợi.Vì vậy rất cần sự tăng cường kiểm tra , kiểm soát thị trường của các ngành chức năng để phát hiện và xử lý kịp thời hàng giả, hàng nhái và vi phạm nhãn mác hàng hóa .
2- Vai trò của quản lý thị trường và ngành chức năng trong xử lý hàng giả hàng nhái
Hàng gia công hoặc nhập khẩu ở một số nước khác được gắn khác "Made in Việt Nam", nhằm che mắt, đánh lừa người tiêu dùng, đang tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho thị trường và làm bào mòn lòng tin của người tiêu dùng với hàng hóa nội địa. Đó là một thực tế. Tuy nhiên thì công tác kiểm tra, quản lý thị trường ra sao và vai trò của các ngành chức năng như thế nào trước thực trạng này?
Hình thức hàng hóa giả mạo, xâm phạm bản quyền nãn mác... Đã xuất hiện và đang diễn ra trên thị trường Thái Bình là một thực tế. Người tiêu dùng nếu chỉ nhìn bằng một mắt thường thì khó có thể phân biệt được thật, giả, mà chủ yếu đưa ra quyết định lựa chọn sản phẩm dựa trên sự nhận biết về cảm quan và niềm tin vào thương hiệu mà mình lựa chọn.
Chính bởi điều này, nên người tiêu dùng rất cần đến sự tăng cường kiểm tra giám sát, phát hiện và xử lý nghiêm minh của các ngành chức năng...
Chị Đặng Thị Bích Hồng - xã Tự Tân, huyện Vũ Thư: Cơ quan chức năng cũng đã vào cuộc nhưng chưa sát sao tỉ mỉ chi tiết lắm, nên chúng tôi là những người tiêu dùng kiến nghị cần có sự kiểm gia giám sát đồng bộ hơn, chất lượng hơn để người tiêu dùng đảm bảo được quyền lợi...
Nhiều ý kiến cho rằng, nguyên nhân quan trọng nhất là do cơ chế phối hợp và chế tài xử lý đối với hành vi vi phạm còn nhẹ. Hiện nay có tới 5 - 6 cơ quan hành chính có chức năng và thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính về sở hữu trí tuệ như cơ quan quản lý thị trường, thanh tra chuyên môn ngành Khoa học - Công nghệ, Văn hóa thể thao và du lịch, Công an kinh tế, UBND các cấp cùng cơ quan Hải quan kiểm soát hàng nhập khẩu. Lực lượng quản lý, kiểm tra tuy đông, nhưng không mạnh. Do hoạt động còn rời rạc, thiếu sự đồng bộ về chất lượng cũng như số lượng, chức năng nhiệm vụ giữa một số cơ quan lại chồng chéo nên dù chịu sự kiểm tra của 5 - 6 cơ quan chức năng, nhưng tình trạng hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn là nỗi lo của nhiều người tiêu dùng.
Bà Đồng Thị Nguyệt - tiểu thương chợ Quang Trung, thành phố Thái Bình : Kiểm soát của ngành chức năng về các mặt hàng ở đây thì hầu như là không thấy, họa chăng 5 chừng 10 họa mới có một nhóm đi xuống, cắp cặp, chắp tay sau lưng, vừa đi vừa trò chuyện thôi chứ chưa bao giờ trực tiếp nói chuyện với chúng tôi, trực tiếp đặt tay vào mặt hàng kiểm tra xem thế nào...
Ông Đỗ Minh Chuân - tiểu thương chợ Quang Trung, thành phố Thái Bình :Thị trường quá rộng lớn mà hàng len lỏi vào thị trường đa dạng, nếu mà cứ kiểm tra theo kiểu hình thức như thế nào thì nói chung là cũng không mang lại hiệu quả cao...
Vì vậy , bên cạnh việc nâng cao nhận thức của người dân, thì lực lượng các ngành chức năng cần phối hợp đồng bộ hiệu quả trong công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn và sử dụng các trường hợp vi phạm hàng giả, hàng nhái trên thị trường.
3 - Giải pháp ngăn chặn, xử lý hàng giả hàng nhái trên thị trường
Hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn có cơ hội đến tay người tiêu dùng. Một số ngành chức năng thì cho rằng: Phát hiện hàng giả, nhãn mác trên thị trường không khó, nhưng để khẳng định đó là hàng giả trước khi xử lý, lại không dễ chút nào vì theo quy định bắt buộc phải có giám định, kết luận là hàng giả thì mới có đủ căn cứ pháp lý để xử lý và còn vì nhiều lý do khác... Vậy để ngăn chặn và hạn chế tình trạng này, đâu sẽ là giải pháp hữu hiệu nhất?
Tại Thái Bình có rất ít các tổng kho hay các đầu mối tập trung để nơi khác đến nhập hàng, mà chủ yếu là các hộ kinh doanh, buôn bán đi lấy hàng ở tỉnh ngoài... Vấn đề đặt ra trước hết là doanh nghiệp không được buông lỏng trong quản lý, giám sát tiêu thụ hàng hóa của mình để quyền lợi của người tiêu dùng luôn được đảm bảo.
Ông Lê Thành Chung - Phó giám đốc chi nhánh Công ty TNHH VHC Thái Bình cho biết: Chúng tôi là đơn vị kinh doanh bán lẻ điện máy trên thị trường Thái Bình cũng thường xuyên chú trọng công tác kiểm tra giám sát nguồn đầu vào của đơn vị như hàng hóa phải đảm bảo đúng tiêu chuẩn, chất lượng từ nhà sản xuất, nhà phân phối, kiểm tra các thông tin về tem, mác, giá, niêm yết trên sản phẩm...
Trước một bộ phận ý kiến dư luận cho rằng: Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng hàng giả nhãn mác, xâm phạm quyền, hàng nhái, hàng kém chất lượng vẫn còn nhiều trên thị trường là do công tác kiểm tra, giám sát, phát hiện và xử lý chưa thực sự quyết liệt, sự phối hợp chưa chặt chẽ, đồng bộ, đôi khi còn mang tính hình thức, nên hiệu quả chưa cao.
Vì vậy các ngành chức năng, đặc biệt là cơ quan Quản lý thị trường nhận thấy rõ cần có những giải pháp cụ thể, hữu hiệu hơn, đúng với chức năng, nhiệm vụ của mình.
Ông Nguyễn Thái Hùng - Phó cục trưởng Cục quản lý thị trường Thái Bình: Chỉ đạo các đội tăng cường trinh sát nắm bắt địa bàn và tìm ra những mặt hàng mà có xuất xứ, nguồn gốc không rõ ràng thì tổng kiểm tra trên toàn tỉnh, có những mặt hàng bây giờ đang là điểm nóng thì tập trung kiểm tra xử lý điểm nóng...
Ông Nguyễn Văn Thái - Chi cục trưởng chi cục Hải quan Thái Bình: Chúng tôi quản lý rất chặt chẽ từ khâu nhập khẩu và xem xét quá trình sản xuất thỏa mãn theo quy định, thế mới đảm bảo việc quản lý chặt chẽ thực hiện theo các quy định của Nhà nước trong việc quản lý, xử lý cũng như ghi nhãn theo quy định của Nhà nước...
Nhiều lý do, nhiều yếu tố chủ quan và khách quan từ cả phía nhà sản xuất, hộ kinh doanh, người tiêu dùng và các ngành chức năng đã tạo nên "mảnh đất béo bở" cho các hàng hóa trôi nổi len lỏi vào thị trường, thậm chí sống khỏe ở đó bằng hình thức gian lận thương mại.
Song trong khi chờ đợi những giải pháp hữu hiệu quyết liệt hơn nữa của các ngành chức năng và sự nâng cao ý thức trách nhiệm của các nhà sản xuất, hộ kinh doanh, thì trước hết người tiêu dùng phải là những người thông thái trong khảo sát thị trường và có những kinh nghiệm để tránh mua phải hàng giả nhãn mãn, hàng kém chất lượng đảm bảo quyền lợi cho chính mình và góp phần xây dựng thị trường kinh doanh lành mạnh.
Phương Duyên
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...