Sáng ngày 10-12, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cùng Đoàn công tác của Bộ Công thương có buổi làm việc với UBND tỉnh Thái Bình về tình hình kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh trong năm 2015 , dự báo tình hình trong năm 2016; triển khai xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015-2020 trên địa bàn tỉnh. Tiếp và làm việc với đoàn có các đồng chí: Phạm Văn Ca - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh cùng đoàn công tác làm việc với UBND tỉnh Thái Bình
Mục đích của buổi làm việc là nắm rõ tình hình thực hiện: Nghị định số 109 của Chính phủ về kinh doanh xuất khẩu gạo; Quyết định số 6139 của Bộ trưởng Bộ Công thương về việc Phê duyệt Quy hoạch Thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo; Quyết định số 606 của Bộ Công thương ban hành lộ trình xây dựng vùng nguyên liệu hoặc thực hiện liên kết sản xuất và tiêu thụ thóc, gạo của thương nhân kinh doanh xuất khẩu gạo giai đoạn 2015 - 2020 và các văn bản pháp luật khác có liên quan đến kinh doanh xuất khẩu gạo trên địa bàn tỉnh.
Đồng chí Phạm Văn Ca - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND phát biểu tại buổi làm việc
Theo số liệu của Sở Công Thương, hiện nay, Thái Bình có 26 doanh nghiệp chế biến kinh doanh lương thực. Trong đó, 18 doanh nghiệp chế biến lúa gạo với công suất trung bình từ 1.000-5.000 tấn/năm và 4.236 hộ tư nhân xay xát, kinh doanh lương thực đủ cơ sở vật chất để đáp ứng cho việc tiêu thụ lúa gạo của toàn tỉnh. 3 doanh nghiệp được cấp phép đủ điều kiện kinh doanh xuất khẩu gạo là Công ty TNHH Hưng Cúc, Thùy Dương và Liên Hạnh. Năm 2015, xuất khẩu gạo của Thái Bình tăng gần 3 lần về lượng và hơn 2,6 lần về giá trị so với năm trước.
Phát biểu tại buổi làm việc, các đồng chí: Phạm Văn Ca - Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch UBND; Nguyễn Hoàng Giang - Phó Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Bộ Công thương: Hỗ trợ tỉnh Thái Bình trong các hoạt động xúc tiến thương mại, tìm kiếm thị trường, đối tác, bạn hàng nước ngoài, xây dựng và phát triển thương hiệu gạo cho các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu gạo; chính sách hỗ trợ vốn cho doanh nghiệp đầu tư khép kín trong vùng nguyên liệu; cơ chế bình ổn giá khi thị trường biến động xấu, hạn chế thiệt hại, rủi ro; cơ chế ưu đãi doanh nghiệp về vốn đầu tư cơ sở vật chất phục vụ kinh doanh xuất khẩu.
Thay mặt Đoàn công tác, Thứ trưởng Bộ Công thương Trần Tuấn Anh biểu dương, ghi nhận kết quả đạt được của Thái Bình và chia sẻ khó khăn với các doanh nghiệp xuất khẩu gạo. Thứ trưởng Bộ Công thương tiếp thu các kiến nghị, đề xuất của tỉnh và doanh nghiệp trình lên cấp có thẩm quyền, các Bộ, ngành liên quan xem xét nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các địa phương thực hiện tốt các quy định về kinh doanh xuất khẩu gạo.
Duy Huy
Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...
Kỳ họp thứ 9, HĐND tỉnh khóa XVII diễn ra từ ngày 10/12 đến ngày...
Việc giải quyết KỊP THỜI những ý kiến, kiến nghị của cử Không những giúp...
Từ 1/7 vừa qua, mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu...
Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...
Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc...
Trong khuôn khổ hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng sơ kết giữa...
Chiều 27/10, Ban Tổ chức Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến góp ý Dự...