Phát triển thương hiệu mắm cáy Hồng Tiến

Thứ 5, 18/06/2020 | 00:00:00
2,945 lượt xem

Phát triển theo chuỗi sản xuất hàng hóa, mỗi sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến, huyện Kiến Xương làm ra luôn được chắt lọc từ những con cáy tươi ngon nhất và trên một quy trình sản xuất đảm bảo chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm. Từ đó, sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến được ưa chuộng nhiều hơn và trở thành thương hiệu quốc gia.

Sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến, huyện Kiến Xương

Tại vùng khai thác nguồn lợi thủy sản của xã Hồng Tiến, từng hộ dân được giao các khu vực riêng để canh tác và thu hoạch cáy. Mùa thu hoạch cáy thường từ tháng 3 đến tháng 9. Mùa nóng này, cáy to và được giá nhất, mỗi mùa HTX thu mua từ 80-90% sản lượng trong dân. 


Người dân xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương bắt cáy trên đồng nước lợ

Chị Bùi Thị Sáu, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương

Thời điểm này cáy đang ra rộ, đang sinh sản, chúng tôi bắt con to, con bé, con có trứng bỏ ra, ngày cũng được 10 đến 15 kg.


Hiện cả xã đã có hơn 40 hộ tham gia vào khâu sản xuất mắm cáy. Quy trình sản xuất đều được người dân làm thủ công với công thức 3 cáy: 1 muối. Sau 3 tháng ngâm ủ và phơi nắng, thì 1 tấn cáy cho ra thành phẩm, các hộ có thể thu nhập được khoảng 40 triệu đồng. 

Cho cấy vào bình để mang đi ngâm ủ thành mắm

Ông Hoàng Văn Phiệt, xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương

 Chúng tôi xuất đi các tỉnh hay bán cho người dân sử dụng, tất cả các lô hàng này đều được Cục an toàn thực phẩm về kiểm nghiệm, dán tem nhãn cho chúng tôi luôn. 


Mắm cáy Hồng Tiến hiện được công nhận là thương hiệu quốc gia

Ông Trần Văn Kiểm - Giám đốc HTX kinh doanh dịch vụ thủy sản Hồng Tiến, huyện Kiến Xương  

Chúng tôi thường xuyên bán hàng trên mạng, tiêu thụ ở mỗi tỉnh đều có sản phẩm và sẽ là bán đến tận người tiêu dùng, không bán qua đại lý để quảng bá thương hiệu của tỉnh, của địa phương, của HTX.


Với nguyên tắc không tận thu nguồn lợi để phát triển cho các vụ tiếp theo, từ năm 2019, sản phẩm mắm cáy Hồng Tiến được công nhận là thương hiệu quốc gia. Hiện các sản phẩm đến được nhiều thị trường, đặc biệt là đủ điều kiện xuất khẩu. Người dân có thể dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Điều này giúp địa phương, mỗi năm, xuất bán trên 20 nghìn lít nước mắm, tạo điều kiện phát triển kinh tế, đời sống người dân.

Thế Công

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...