Tích tụ ruộng đất sản xuất rau màu và lúa hàng hóa

Thứ 3, 09/06/2020 | 00:00:00
1,159 lượt xem

“Tích tụ ruộng đất” giờ đây là cụm từ không còn xa lạ với nhiều người dân khi làm nông nghiệp. Tích tụ ruộng đất không chỉ là một giải pháp hữu hiệu để giảm thiểu tình trạng ruộng bỏ hoang, mà còn mang lại một nguồn thu không hề nhỏ từ sản xuất, canh tác theo hướng hàng hóa cho người dân.

Chị Tưởng Thị Liễu và cánh đồng chuyên canh bí xanh

Trở về quê sau một thời gian làm kế toán tại một công ty ở Hà Nội, chị Tưởng Thị Liễu, thôn Mễ Sơn 1, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư  nhận thấy tại địa phương có nhiều diện tích đất nông nghiệp bị bỏ hoang, cỏ mọc um tùm. Nghĩ tiếc ruộng tiếc đất và cũng vì nắm bắt được chủ trương tích tụ ruộng đất của địa phương, với sức trẻ, với tình yêu lao động và mong muốn làm giàu trên mảnh đất quê hương, năm 2017 gia đình chị Tưởng Thị Liễu đã mạnh dạn vay vốn và đầu tư gần 700 triệu đồng ban đầu để tích tụ ruộng đất sản xuất lúa và cây màu với quy mô lớn.

3ha diện tích trồng bí xanh, bí ngô theo mùa giúp gia đình chị tưởng thu về trên 1.000 tấn quả mỗi năm 

Chị Tưởng Thị Liễu, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư:

Sau khi nhận ruộng gia đình tôi khảo sát vùng đất này, thấy có vùng đất cao chuyển sang trồng chuyên canh bí xanh, rồi diện tích còn lại thuận nguồn nước thì vẫn để cấy lúa.



Từ 10ha diện tích tích tụ ban đầu, đến nay, gia đình chị Liễu đã nhận thuê thêm ruộng của người dân tại các thôn Ô Mễ 1, Ô Mễ 2, Ô Mễ 3, Ô Mễ 4 và thôn Thụy Bình, trong 10 năm với định mức thuê 60kg/sào/năm. Với tổng diện tích đất nông nghiệp tích tụ lên tới hơn 30ha và chuyển đổi 3ha trở thành đất chuyên màu để trồng bí xanh. Hơn 20ha diện tích còn lại là canh tác 2 vụ lúa và 1 vụ đông. Chị Liễu cho biết thêm: “Gia đình tôi chú tâm vào đầu tư máy móc, từ máy làm đất, máy lên luống, máy cày, máy phun thuốc sâu...để nâng cao giá trị hiệu quả canh tác cây trồng trên 1 đơn vị diện tích.”

Nhờ mạnh dạn đưa cây bí xanh vào trồng trên diện tích hoang hóa xưa, mà nay chị Tưởng thu được 2,5-3 tấn bí/sào

Vùng đất hoang hóa xưa kia nay đã hồi sinh, năng suất lúa đạt từ 2-2,2 tạ/sào, bí xanh đạt 2,5-3 tấn/sào. Ước tính, mỗi năm, gia đình chị Liễu thu về gần 200 tấn thóc khô và trên 1.000 tấn bí ngô, bí xanh, cung cấp cho các thương lái trong tỉnh. Ngoài ra, gia đình chị Liễu đã việc làm thường xuyên cho 8 lao động với thu nhập từ 3-5 triệu đồng/tháng và tạo việc làm theo mùa vụ cho 10-15 lao động . 

Từ tích tụ ruộng đất sản xuất cây màu và lúa hàng hóa mỗi năm gia đình chị Liễu thu từ 500-700 triệu đồng tiền lãi.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương
Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình tiếp xúc cử tri huyện Kiến Xương

Nhằm chuẩn bị cho Kỳ họp thứ Bảy, Quốc hội khóa XV, sáng 25/4, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Khắc Định, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội làm trưởng...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...