Thu nhập cao từ nuôi thủy sản nước ngọt đa con

Thứ 4, 06/05/2020 | 00:00:00
4,131 lượt xem

Nuôi trồng thủy sản vẫn là một trong những hướng phát triển kinh tế chính của nhiều hộ dân trong tỉnh Thái Bình. Đứng trước sự đa dạng hóa nhu cầu của thị trường về dòng thực phẩm thủy sản, đã khiến nhiều hộ nuôi nhanh chóng chuyển đổi và tiếp cận với các hướng đi mới trong nuôi trồng thủy sản. Trong đó, nuôi thủy sản nước ngọt đa con của xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy là một ví dụ.

Mô hình nuôi thủy sản nước ngọt đa con tại xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy

Đã hơn 10 năm chuyển hướng hoàn toàn sang thâm canh nuôi tổng hợp các giống cá truyền thống như cá trắm, cá chép, cá mè, cá chim và cá rô phi, gia đình ông Lê Hữu Dĩnh, thôn Trương Thuận, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy lựa chọn đây là hướng đi phát triển kinh tế chính của gia đình trong khu diện tích chuyển đổi rộng hơn 10ha. Chính từ kinh nghiệm đúc rút được trong nuôi thủy sản nước ngọt, mà gia đình ông Dĩnh đã chia thành 10 ao nuôi cá thương phẩm và 4 ao nuôi cá giống. Nhằm chủ động nguồn con giống và đảm bảo các lứa nuôi được gối lứa liên tục. 

Ông Lê Hữu Dĩnh, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy: 

Dòng cá truyền thống là giống cá hợp với nước ngọt tại địa phương, gia đình đã bao nhiêu năm nuôi các loại cá này, hơn nữa thấy dễ bán ra thị trường bởi nhu cầu của người dân cao và mang lại hiệu quả cao.


Nuôi các loại cá truyền thống trong cùng 1 ao nuôi, cần được lựa chọn với mật độ phù hợp, để tận dụng các tầng mặt nước trong ao, cũng như nguồn thức ăn

Theo ông Dĩnh, khi nuôi các loại cá truyền thống trong cùng 1 ao nuôi, cần được lựa chọn với mật độ phù hợp, để tận dụng các tầng mặt nước trong ao, cũng như nguồn thức ăn. Và áp dụng nuôi theo hình thức công nghiệp, toàn bộ thức ăn của cá là cám viên. Theo từng thời kỳ sinh trưởng của cá thì lượng thức ăn được bố trí đầy đủ, trong 6 tháng đầu, cá được ăn ngày 2 bữa một ngày, và 3 tháng cuối khi cá trưởng thành thì lượng thức ăn tăng lên, cá ăn ngày 3 bữa. 

Một phương pháp nuôi khoa học, đã mang lại cho gia đình ông Dĩnh hiệu quả kinh tế khá cao trong nuôi thả tổng hợp các giống cá truyền thống. Gia đình ông thu lãi hơn 600 triệu đồng mỗi năm trên 10ha nuôi thủy sản của gia đình.

Ông Lê Hữu Dĩnh, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy chia sẻ thêm: "Trước kia gia đình cũng nuôi 6 tháng 1 lứa, tuy nhiên, nhận thấy nuôi theo thời gian đó vất vả nên chuyển sang nuôi 9 tháng, mọi công việc đánh bắt cá cũng nhàn hơn, mà vẫn mang lại hiệu quả".

Ốc nhồi hiện cũng đang là đối tượng nuôi cho kinh tế cao với các hộ dân tại  xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy

Cũng lựa chọn hướng đi nuôi thủy sản nước ngọt đa con, sau nhiều năm nuôi các giống cá truyền thống, thì năm 2019, gia đình ông Ngô Duy Tuấn, thôn Minh Khai, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, dành 1 phần diện tích ao nuôi để chuyển đổi sang nuôi ốc nhồi. Với hướng đi nuôi trồng thủy sản đa con, từ con cá truyền thống, rồi thêm con ốc, qua quá trình nuôi ông Tuấn nhận thấy, nuôi ốc nhồi không tốn chi phí thức ăn, mà ốc lớn nhanh và có giá trị kinh tế cao. Chỉ sau 1 năm nuôi thử nghiệm, chỉ với 1 lứa bán ốc, mà ông Tuấn đã thu về hơn 100 triệu đồng. 

Ông Ngô Duy Tuấn, xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy: 

Nếu nói về nuôi con ốc thì ví dụ như năm rồi tôi nuôi thử 1 vụ tiền con giống khoảng 30 triệu, rồi chi phí thức ăn gần như không mất vì tận dụng rau, cỏ… trừ chi phí đi 1 vụ bán đầu tiên đã lãi 100 triệu đồng. tính về con ốc là hiệu quả nhất trong nuôi thủy sản.


Ông Hoàng Hữu Toán, Chủ tịch Hội nông dân xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy: 

Từ khi sát nhập từ 3 xã Thái Thủy, Thái Dương, Thái Hồng, thành xã Dương Hồng Thủy thì diện tích nuôi trồng thủy sản lên tới hơn 100ha. Các hộ dân những năm gần đây ngoài nuôi con cá truyền thống thì cũng chuyển sang nuôi thêm cá có giá trị như cá trắm đen, cá lóc bông,… rồi cũng áp dụng tiến bộ kỹ thuật chăm sóc cải tạo ao đầm nên cũng được nhiều nơi học tập.


Với hơn 100ha diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã Dương Hồng Thủy, huyện Thái Thụy, với kinh nghiệm và sự nhanh nhạy của từng hộ dân đã giúp đa dạng các đối tượng thuỷ sản tại địa phương. Hiệu quả kinh tế mang lại từ nuôi trồng thủy sản nước ngọt đa con hiện nay, sẽ giúp người dân nơi đây khẳng định hướng đi phát triển kinh tế bền vững trong nuôi thủy sản tại địa phương.

Phương Thúy

  • Từ khóa
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...