Cách phòng trừ ốc bươu vàng

Thứ 5, 04/08/2016 | 08:58:20
1,233 lượt xem

Hiện nay, ốc bươu vàng tiếp tục gây hại, hại nặng trên những ruộng bén rễ hồi xanh, đẻ nhánh khu vực gần ao hồ, đầm lầy chưa được phòng trừ kịp thời, nhất là các vùng trũng, lúa mới cấy lại sau mưa bão. Thaibinhtv.vn cung cấp một số cách phòng trừ ốc bươu được áp dụng hiệu quả tại nước Thái Lan.

 

Bắt ốc bươu vàng bằng phương pháp thủ công ( Nguồn: Internet).

Phòng trừ trước hết cần nhấn mạnh để trừ ốc bươu vàng (OBV) hiệu quả và lâu dài chúng ta nhất thiết phải áp dụng nhiều biện pháp mang tính tổng hợp chứ không phải chỉ dựa vào một vài biện pháp riêng lẻ, cần phải làm sớm từ đầu vụ, làm liên tục, rộng khắp và điều quan trọng là mọi người phải ý thức đây là trách nhiệm chung của toàn cộng đồng. Chúng ta cần tham khảo kinh nghiệm ở Thái Lan, tuy diện tích nhiễm lên tới 640.000 ha vào năm 1996 (cao nhất trong khu vực các nước Đông Nam Á), nhưng hiện nay tình hình khá sáng sủa do nông dân áp dụng các biện pháp tổng hợp sau:

1. Đặt lưới mắt cáo bằng kim loại hay bằng lưới nylon hay bằng tre nứa ở cống, bộng dẫn nước để ngăn chận ốc lây lan đồng thời dễ thu gom. Nên đặt lưới sớm ngay từ đầu vụ đến khi thu hoạch.

 2. Bắt ốc bằng tay

Nên bắt ốc sớm và liên tục từ lúc sạ đến 2 - 3 tuần sau, thời điểm làm lúc sáng sớm hay chiều mát. Ốc thu gom có thể dùng để ăn hay bán cho các trại nuôi vịt, nuôi cá bè, nuôi tôm, hay làm phân bón.

3. Vét rãnh trên ruộng để khi tháo nước, ốc gom xuống rãnh dễ thu gom. 4. Cắm cọc rải rác trên ruộng để ốc lên đẻ rồi thu gom trứng bằng tay.

5. Ở nhiều nơi nông dân có kinh nghiệm không đưa nước vào ruộng sớm, chỉ giữ ruộng đủ ẩm, để hạn chế OBV di chuyển và gây hại. Giai đoạn chuẩn bị làm đất nếu cày bừa kỹ, cày sâu thì có thể diệt được OBV nằm vùi dưới ruộng. Ở nhiều nơi sau khi thu hoạch, người dân cày lật ngay để hạn chế OBV lứa sau.

6. Cho nước vào ruộng sớm (trước khi sạ) để nhử ốc trồi lên, sau đó tiến hành cày diệt ốc....

7. Ở nhiều nơi bà con dùng cây xương rồng, cành lá đu đủ, lá thầu dầu, lá mướp, xơ mít, thân lá khoai mì… chặt thả xuống nước, nhựa cây dẫn dụ ốc làm ốc say, nổi lên mực nước giúp thu nhặt ốc dễ dàng hơn.

 9. Vôi: Dùng vôi tuy tốn công nhưng rất hiệu quả trừ OBV ngoài ra còn giúp cải tạo đất, liều dùng 500 kg/ha. Có thể xử lý vôi kết hợp với bón lót lân vào giai đoạn chuẩn bị ruộng.

10. Thuốc hoá học: Tại Việt Nam, hiện có nhiều hoạt chất trừ OBV bán trên thị trường. Theo kinh nghiệm của nông dân, chỉ cần phun 1 lần, đúng theo hướng dẫn, diệt ốc cả vụ. Ngoài ra, thuốc an toàn cho nông dân sử dụng nên được nhiều nước cho phép sử dụng trên ruộng lúa.

* Một số điểm cần lưu ý khi sử dụng:

Phun thuốc phòng trừ ốc bươu vàng. ( Nguồn:internet).

+ Trước khi phun phải đảm bảo có ốc trên ruộng.

+ Khi phun mực nước khoảng 3 - 5 cm là vừa. Sau phun tiếp tục giữ nước 1 -2 ngày để diệt hết ốc còn sót lại.

+ Để đảm bảo hiệu quả trừ ốc cao: Không phun khi ruộng không có bờ bao, sạ ngầm hay mực nước trên ruộng quá sâu (trên 5 cm).

+ Nên phun thuốc lúc chiều mát hay sáng sớm. Tuy nhiên theo kinh nghiệm phun chiều mát tốt hơn, vì ốc thường nổi lên và cắn phá mầm lúa vào lúc chiều và tối.

+ Để tăng hiệu quả phòng trừ, nên pha DIOTO 250EC với rỉ đường để tăng tính dẫn dụ.

+ Ruộng nuôi tôm, cá, 7 ngày sau phun có thể thả tôm, cá vào....

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...