Cải tạo ao nuôi tôm theo tiêu chuẩn Vietgap

Thứ 6, 15/07/2016 | 08:43:11
973 lượt xem

Trước và sau một vụ nuôi tôm cần cải tạo lại ao nuôi để diệt sinh vật gây bệnh cho tôm, như các giống loài vi sinh vật (virus, vi khuẩn, nấm và các loài ký sinh trùng). Ngoài ra, việc cải tạo chất đáy làm tăng các muối dinh dưỡng, giảm chất độc tích tụ ở đáy ao, đắp lại lỗ rò rỉ, tránh thất thoát nước trong ao, xoá bỏ nơi ẩn nấp của sinh vật hại tôm.

Khử trùng ao nuôi.

1. Cải tạo đáy ao

Sau khi thu hoạch tôm, nước ao đã bị ô nhiễm có chứa nhiều mùn bã hữu cơ (thức ăn thừa và phân tôm), cần phải sử lý nước ao bằng hai cách:

-   Dùng chế phẩm sinh học phân hủy lượng chất hữu cơ trong nước ao

-    Nuôi cá rô phi tiếp 2-3 tháng.

Tháo cạn nước ao đã giảm hàm lượng hợp chất hữu cơ, nước ao nuôi tôm sẽ không gây ô nhiễm môi trường xung quanh.

Vét bùn ở mặt trên đáy ao, cày bừa đáy ao sâu 5-10cm và phơi khô.

2. Khử trùng ao

Sau khi cải tạo xong đáy ao bón vôi, lượng vôi bón như sau:

Độ pH của đất

Bột đá vôi (CaCO3) kg/ha

Vôi nung (CaO) kg/ha

> 6

1.000- 1.500

500- 1.000

5  -  6

3.000- 3.500

1.500- 2.000

 4 – 5

5.000-8.000

2.500-4.000

< 3

12.000- 14.000

8.000- 10.000

 

Khi bón vôi cần lưu ý:

-      Đáy ao pH < 4 cần phải rửa chua 2-3 lần trước trước khi lấy nước vào ao.

-   Bón vôi rải đều trên mặt đáy ao, nên có 5cm nước làm tăng tác dụng của vôi có hiệu quả. Vôi cung cấp Ca2+ cho ao, ổn định và tăng pH, khử trùng đáy ao.

Sau bón vôi 3-5 ngày, nên sử dụng Clorine (Clo > 90%), liều lượng 30-50kg/ha để diệt các mần bệnh và vật chủ trung gian.

3. Lấy nước vào ao

Lọc nước vào ao bằng túi vải đường kính 40cm dài 2-3m. Kiểm tra các yếu tố thủy hóa:

- Nếu độ kiềm < 80mg/l, bón Dolomite – CaMg(CaCO3)2 liều lượng 100kg/ha.

- Nếu pH < 7,5 dùng vôi nung (vôi bột Ca(OH)2) để bón liều lượng 100kg/ha pH sẽ tăng nhanh hơn.

- Vùng đất pH thấp nên rải vôi bột trên bờ ao.

4. Diệt tạp

Dùng Saponin liều lượng 10 – 20kg/1.000m2 diệt cá tạp trong ao nuôi.

5. Phương pháp gây màu nước

Bón phân hóa học urê (N46%) và phân lân (P2O5 15 – 17%): 5,0-6,0kg urê + 3,0 -  4,0kg lân /ha/ngày, bón 4 – 5 ngày liên tục. Trường hợp nước ao hơi kiềm thì dùng phân lân axit. Phân được hòa ra nước tạc đều khắp ao.

Bón chế phẩm sinh học gây màu nước; và tăng cường vi khuẩn hữu ích phát triển ức chế các vi khuẩn gây bệnh.

Trước khi thả giống kiểm tra pH, nếu pH <7,5 bón thêm bột đá vôi hoặc Dolomite 100kg/ha, nâng pH > 7,5 và giữ ổn định pH biến thiên trong ngày không quá 0,5 đơn vị. 

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...