Một số lưu ý khi phòng, trị bệnh cho tôm

Thứ 6, 27/05/2016 | 09:28:11
1,259 lượt xem

Trong những ngày vừa qua thời tiết diễn biến phức tạp, nhiệt độ ngày và đêm chênh lệch lớn làm cho các yếu tố môi trường ao nuôi biến đổi đột ngột tạo điều kiện cho một số bệnh trên tôm, đặc biệt là bệnh đốm trắng phát triển. Vì vậy, để ngăn chặn kịp thời không để dịch bệnh bùng phát lây lan thaibinhtv.vn xin lưu ý bà con một số vấn đề sau:

                              

                                                                                           Tôm bị bệnh đốm trắng

1. Đối với ao nuôi có hiện tượng tôm chết hàng loạt:

- Phải thực hiện ngay việc thu gom, tiêu hủy tôm chết; không vứt xác tôm bừa bãi, xả nước  ao nuôi  ra kênh mương làm ảnh hưởng đến môi trường và các hộ nuôi khác.

- Xử lý triệt để mầm bệnh bằng hóa chất Chlorine nồng độ 30 ppm, giữ nguyên nước trong ao nuôi từ 7 – 10 ngày mới được xả ra ngoài.

- Đối với những ao nuôi tôm có hiện tượng bị bệnh, nếu tôm đạt kích cỡ thương phẩm có thể thu hoạnh thì bà con nên  đánh bắt  ngay để  thu hồi vốn.

2. Những ao nuôi tôm nghi bị bệnh đốm trắng:

Cần hoành triệt ngay cửa cống cấp, thoát nước không nên xả nước ra ngoài kênh mương.

3. Đối với những ao nuôi tôm chưa bị bệnh:

- Định kỳ từ 7 – 10 ngày sử dụng vôi bột, BKC, Vicato để  xử lý làm ổn định môi trường ao nuôi. Những ngày có mưa cần rắc vôi bột xung quanh bờ ao và dùng nước vôi té khắp mặt ao.

- Phối trộn VitaminC và một số thuốc phòng bệnh vào thức ăn để tăng cường sức đề kháng và phòng trị bệnh cho tôm.

- Liều lượng các loại thuốc, hóa chất, chế phẩm sinh học được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất và điều kiện môi trường của từng ao.

- Bà con cần thực hiện ngay các biện pháp ngăn chặn nguồn bệnh từ con người, gia súc, gia cầm từ nguồn nước … vào ao nuôi.

- Quản lý, kiểm tra nghiêm ngặt chế độ cho ăn, tránh hiện tượng thừa, thiếu thức ăn dễ gây ra ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến  tốc độ sinh trưởng của tôm.

- Bên cạnh đó, bà con cần tăng cường theo dõi, giám sát hoạt động của nuôi trồng thủy sản nước mặn, lợ. Khi thấy tôm hoặc các loại cua bị chết, cần báo ngay cho cơ quan chuyên môn để chẩn đoán bệnh và hướng dẫn xử lý kịp thời.

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...