Kỹ thuật trồng và chăm sóc lạc xuân

Thứ 5, 14/04/2016 | 09:45:49
8,040 lượt xem

Lạc xuân là loại cây phù hợp với vùng đất bãi vùng đất cát. Hiện nay, nhiều vùng trồng cây màu của Thái Bình, nông dân cũng đang bước vào chăm sóc lạc, Thaibinhtv.vn trích dẫn cách chăm sóc lạc xuân nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Lạc xuân trồng xen canh cùng các loại cây màu khác.

* Lượng giống cho một sào Bắc Bộ (360m2): 7 - 8kg lạc củ. Vụ xuân gieo từ 15/1 - 25/2 dương lịch.

* Làm đất và lên luống: Đất cần làm tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1 - 1,5m, cao 25 - 30cm. Trên đất bãi thoát nước tốt có thể trồng theo băng, mỗi băng rộng 5-6m, rạch hàng theo chiều dọc hoặc chiều ngang. Với giống cao cây, thân, lá phát triển thì gieo thưa hơn giống thấp cây, thân đứng. Trên đất tốt, thâm canh gieo thưa hơn trên đất xấu.

* Bón phân Bón đủ phân hữu cơ, lân và vôi. Trên đất bạc màu bón thêm kali. Lượng phân bón cho một sào Bắc Bộ gồm: phân chuồng 300 - 350kg; phân đạm 3 - 4kg; kali 3 - 4kg; lân 15kg; vôi bột 15kg. Vôi bón lót 50% trước khi rạch hàng. Dùng cuốc rạch sâu 5 - 7cm, hàng cách hàng 30 - 40cm, hàng ngoài cách mép luống 10 - 15cm, cây cách cây 10 - 15cm, gieo 1 hạt/hốc. Phân hoá học gồm 15kg supe lân + 1,5-2kg kali +1,5 -2kg đạm, trộn đều và rải xuống rạch; phân hữu cơ bón sau cùng (300 - 350kg). Sau khi bón phân, lấp một lớp đất dày 2 - 3cm để hạt giống không bị tiếp xúc trực tiếp với phân. Bón thúc khi cây có 2 - 3 lá thật: urê 1,5 - 2kg + 1,5 - 2kg kali + 4kg vôi bột. Sau khi lạc ra hoa rộ 7-10 ngày, bón nốt lượng vôi còn lại, không trộn vôi với loại phân nào khác.

* Gieo hạt: Trước khi gieo nên phơi lại dưới nắng nhẹ 3 - 4 giờ. Gieo lúc có mưa nhỏ, đất ẩm, nếu đất khô nên tưới vào rạch để hạt dễ nảy mầm, gieo hạt cách xa phân bón lót 3-4cm, sau đó lấp đất dày 1-2cm phủ kín hạt.

* Chăm sóc: Sau trồng 4-5 ngày, kiểm tra và trồng dặm những chỗ hạt không nở. Xới lần 1: Khi cây có 2 - 3 lá thật (sau mọc 10 - 12 ngày), xới phá váng, không vun để tạo độ thoáng dưới gốc, giúp cành cấp 1 phát triển. Xới lần 2: Khi cây có 7 - 8 lá thật (sau mọc 30 - 35 ngày), trước khi ra hoa và nên xới sâu 5-6 cm giữa hàng, giúp đất tơi xốp, thoáng khí, chú ý không vun gốc. Xới lần 3: Xới và kết hợp vun gốc sau khi lạc ra hoa rộ 7 - 10 ngày.

Nếu thời tiết khô hạn thì cần tưới nước giữ ẩm để lạc phát triển, nhất là thời kỳ trước ra hoa và làm quả. Có thể tưới phun hoặc tưới vào rãnh ngập 2/3 luống, để nước ngấm đều rồi tháo cạn.

* Phòng trừ sâu bệnh: Chủ động phòng trừ sâu bệnh bằng cách bón phân cân đối, chăm sóc hợp lý, áp dụng biện pháp phòng trừ tổng hợp. Thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, phát hiện sâu bệnh và phòng trừ kịp thời. Chú ý đề phòng dế, kiến, mối hại quả và bệnh héo xanh do vi khuẩn.

* Nhóm sâu ăn lá: Trong nhóm này có sâu khoang, sâu xám, sâu cuốn lá, sâu xanh.
- Sâu xám chủ yếu gây hại giai đoạn cây con (cắn đứt ngang gốc cây con) làm mất mật độ ban đầu. Các loại sâu khác gây hại trong suốt quá trình sinh trưởng phát triển của cây lạc.
- Mật độ ít: Bắt thủ công, khi mật độ cao nên dùng thuốc hoá học để xử lý. Có thể sử dụng 1 trong cỏc loại thuốc sau: Padan 95%, BESTOX 5 EC: 25 EC, Ammate 150SE, Virtako 40WG và các thuốc có nguồn gốc sinh học như Angun 5 WDG, Map Winnerr 5 WG, đầu trâu Bi-sad0.5ME... theo khuyến cáo trên bao bì.
b. Nhóm chích hút: Nhóm này chủ yếu là rệp và rầy phá hoại bộ lá, có thể dùng các loại thuốc sau: Bassa 50EC; Aplan 10%; Conpidor 100SL 15 -21ml, Nissorun 5EC, Comite 73EC, Nhện và bọ trĩ cú thể dựng Confidor 100SL, Admire 50EC, Actara 25WG, … và phải luân phiên các loại thuốc.
c. Sùng đất: Phá hoại từ khi lạc gieo xuống cho đến khi lạc ra hoa.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Vệ sinh đồng ruộng, bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Không bón phân chuồng tươi cho ruộng lạc.
+ Thuốc hoá học: Basudin 5H bỏ vào đất khi lên luống và đảo đều, số lượng 4-5kg/ha
* Bệnh hại lạc
 Bệnh lỡ cổ rễ: Bệnh phát triển do nấm ở thời kỳ cây con trong điều kiện mưa nhiều ướt đất, độ ẩm cao. Lạc bị nấm phá hoại ở phần cổ rễ, rễ, gốc phần sát mặt đất.
- Biện pháp phòng trừ:
+ Bố trí lạc trên đất cao, thoát nước tốt, bón vôi bột, trời nắng tranh thủ xới xáo làm thoáng đất.
+ Dùng thuốc hoá học: Rovral 50WP; Ridomil 240EC, 5G, Vicacben 50BTN, Vicacben S75BTN, Daconil 75WP, Cacban 50SC, Calvin 50WP... phun trừ khi bệnh mới xuất hiện theo khuyến cáo.
Bệnh héo xanh vi khuẩn. Bệnh này do vi khuẩn gây hại. Thời kỳ gây hại từ khi lạc bắt đầu ra hoa trở về sau. Trong điều kiện lạc phát triển rậm rạp; Trời có mưa nắng xen kẽ độ ẩm trong đất cao, nhiệt độ không khí ở mức 35oC thì bệnh thường xuất hiện và phá hoại.
- Biện pháp phòng trừ: Biện pháp canh tác là chủ yếu:
+ Luân canh cây trồng khác.
+ Vệ sinh đồng ruộng, cày ải phơi đất.
+ Bón vôi khi cày bừa làm đất.
+ Vùng trũng nên lên luống cao, thoát nước nhanh, thường xuyên xới xáo đất khô thoáng.
+ Không được dùng phân tươi bón, gieo lạc đúng mật độ, đúng thời vụ, xử lý hạt giống (trong trường hợp thời tiết không thuận lợi), dùng giống kháng bệnh.
* Thu hoạch:
- Khi lạc có số củ già đạt từ 85 - 90% tổng số củ trên cây thì cho thu hoạch. Chọn ngày nắng ráo để thu hoạch để thuận tiện trong việc phơi và bảo quản.
- Lạc phủ nilon chín sớm hơn lạc không phủ nilon từ 7 - 10 ngày nên lạc phủ nilon thu hoạch sớm hơn lạc không phủ nilon gieo cùng thời gian. Sau khi thu hoạch lạc xong thu gom nilon để cày bừa vụ sau.
- Chọn lạc để giống: Lạc giống được chọn trên những thửa ruộng sinh trưởng và phát triển tốt, không sâu bệnh và có năng suất cao.          
- Phương pháp thứ nhất: Dùng lạc vụ Thu đông, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, không nứt nẻ, phơi được nắng để làm giống vụ Xuân.
- Phương pháp thứ hai: Dùng lạc vụ Xuân, sau khi thu hoạch chọn lạc củ đôi, hạt mẩy, phơi được nắng, không nứt nẻ, để làm giống vụ Thu đông và vụ Xuân (khi giống vụ Thu đông không cung ứng đủ cho vụ Xuân).

  • Từ khóa
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản
Đánh giá tình hình triển khai luật khoáng sản

Chiều nay 18/9, Đoàn Đại biểu Quốc Hội tỉnh Thái Bình do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh làm trưởng đoàn chủ trì buổi làm việc với Sở Tài nguyên và Môi trường và một...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...