Mô hình hỗ trợ bao tiêu sản phẩm đầu ra cho nông dân tại xã Quỳnh Hội

Thứ 4, 09/12/2015 | 16:54:09
1,904 lượt xem

Hiện nay, sản phẩm sau thu hoạch trong sản xuất nông nghiệp phần lớn chưa có đầu ra. Nhưng tại xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình vấn đề này đã phần nào được giải quyết nhờ sự tham gia của HTX rau, quả Cẩm Sơn.


Cánh đồng ớt tại xã Quỳnh Hội

 Vụ đông năm nay, gia đình ông Vũ Văn Sáu ( thôn Nguyên Xá, xã Quỳnh Hội) trồng 3 sào ớt. Nếu như trước kia, thu ớt xong, ông Sáu phải tự mang ra chợ bán hoặc phải rất vất vả trong tìm kiếm đầu ra, thì nay, ngay tại xã đã có HTX rau củ quả nhận bao tiêu nông sản cho người dân với giá thị trường. Thu đến đâu, ông Sáu mang trực tiếp đến bán ở đại lý gần nhất .

Ông Vũ Văn Sáu, thôn Nguyên Xá, xã Quỳnh Hội cho biết: Chưa có công ty về thu mua cho nông dân thì người dân cũng rất vất vả, từ hồi có công ty về thu mua nên ớt thu hoạch được bán cũng dễ dàng.. Trước kia, giá bấp bênh thường cứ cân hôm nay mai mới biết được giá, giờ thuận lợi hơn công ty về lúc nào cũng cân được.”

 Đến nay, HTX rau, quả Cẩm Sơn có hơn 10 đại lý nhận thu mua ớt trên toàn xã. Ớt được thu mua, sơ chế rồi chuyển đến địa điểm tập trung tại HTX và xuất đi các thị trường như Thái Lan, Malaysia,... Mỗi ngày, HTX thu mua trung bình 20 – 30 tấn ớt ở cả trong và ngoài xã.  

Điểm hình thu mua ớt của HTX rau, quả Cẩm Sơn

Ngoài ra, trong giai đoạn gieo trồng, HTX còn cung cấp hạt giống và mở các lớp hướng dẫn cách chăm sóc ớt cho nông dân. Không chỉ hỗ trợ người nông dân trong phát triển sản xuất nông nghiệp, HTX còn tạo việc làm cho nhiều lao động tại địa phương.

Anh Nguyễn Văn Thép, quản lý HTX rau, quả Cẩm Sơn (xã Quỳnh Hội, huyện Quỳnh Phụ) cho biết: “

Thị trường đón nhận rất tốt hàng nông sản của Việt Nam.. Trong quá trình thu mua, chúng tôi cảm thấy rất phấn khởi vì đã bao tiêu được sản phẩm cho bà con ở đây. tạo điều kiện về công việc làm thì thấp nhất là 30 – 50 lao động trong 1 ngày, thời gian cao điểm hơn 100 lao động/ngày.”

 

 

Hiện nay, HTX rau, quả Cẩm Sơn đã phần nào giải quyết được đầu ra cho nông sản của người dân, nhưng mới dừng ở mức hỗ trợ, chứ chưa có hợp đồng liên kết chặt chẽ trong tất cả các khâu. Do vậy, chỉ khi có được hệ thống sản xuất và tiêu thụ khép kín, nông sản làm ra mới ổn định và đến với người tiêu dùng dễ dàng hơn.

Hà My

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...