Kỹ thuật trồng bí xanh

Thứ 3, 29/09/2015 | 17:03:10
581 lượt xem

Chuẩn bị giống cho vụ đông năm nay, Thaibinhtv.vn trích hướng dẫn kỹ thuật trồng bí xanh do Trung Tâm Khảo nghiệm khuyến nông khuyến ngư ( KNKNKN) Thái Bình cung cấp để nông dân tham khảo áp dụng.

Cây ra 1 đến 2 lá thật thì đem ra trồng

1. Giống
- Giống bí xanh số 1: TGST 95-105 ngày, sinh trưởng, phát triển khoẻ, có năng suất cao 1,3-1,6 tấn/sào. Quả có chất luợng cao, dài 50-60 cm, vỏ xanh đậm, khi già có phủ một lớp phấn trắng, quả đặc, ít hạt, cùi dày có màu phớt xanh, nặng 2,5 - 3,0 kg/quả, cho hiệu qủa kinh tế cao.
-Giống bí xanh số 2: TGST 100-120 ngày; sinh trưởng phát triển khoẻ, chịu rét khá; năng suất cao 1,4- 1,7 tấn/sào. Quả có dạng hình đẹp, vỏ xanh đen, hình thon dài, dài 60-70cm, chất lượng tốt, ít hạt, cùi dày, chắc, màu phớt xanh rất hấp dẫn người tiêu dùng.
2. Thời vụ
Vụ đông xuân: Gieo 1/12 – 10/2 Vụ thu đông: Gieo 20/8 - 25/9
3.Gieo hạt, làm bầu
Gieo hạt: Lượng hạt cần gieo cho 15-20 gram/sào. Hạt cần ngâm ủ trong nước ấm 54oC (pha 3 sôi + 2 lạnh) từ 6-8 giờ, sau đó rửa sạch, ủ ấm sau 48 giờ, nứt nanh đem gieo.
- Có 3 cách gieo hạt:
+ Nếu đất đã lên luống và bón phân lót có thể gieo thẳng hạt vào hốc, gieo 1 hốc từ 1-2 hạt. Chỉ gieo hạt khi đã ủ và mọc rễ. Khi gieo cần cho rễ đã mọc hướng xuống dưới và phủ mỏng bằng đất bột.
+ Nếu hạt mọc tốt và chưa có đất trồng, để dễ chăm sóc cây con cần làm bầu ngay từ đầu. Có thể làm bầu bằng lá chuối, trộn đất và phân chuồng mục theo tỷ lệ 1: 1, sau đó cho vào đầy bầu. Cần xếp bầu trên mặt luống, thoát nước tốt và có đủ ánh sáng. Khi gieo hạt chú ý hướng rễ xuống dưới và phủ mỏng bằng đất bột, sau đó phủ kín bằng rơm, rạ và tưới nước. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và tưới cho bí. Mật độ 320-350 bầu/sào đối với trồng bò lan; 600-700 bầu nếu trồng cắm dàn.
+ Có thể gieo trên luống đã làm kỹ và đảo đều với phân chuồng mục, sau đó phủ đất bột mỏng, cuối cùng phủ kín bằng rơm, rạ và tưới đẫm. Khi bí mọc cần nhấc rơm, rạ phủ ra ngay và tưới cho bí. Khi cây bí mọc được 7- 10 ngày có thể mang trồng thẳng ra ruộng đã được chuẩn bị hoặc trồng trong bầu có kích thước 7 x 10 cm khi cây trong bầu có 1,5-2 lá thật thì đem trồng ra ruộng. Chú ý khi trồng xong cần tưới đẫm ngay, các ngày sau cần tưới để giữ ẩm cho bí bén rễ nhanh và không chết.
4. Làm đất
- Cần chọn ruộng trồng bí ở nơi cao ráo, dễ tưới tiêu. Đất sau khi đã được vệ sinh và xử lý để diệt mầm mống sâu, bệnh cần làm luống theo hướng đông - tây và tiện cho việc tưới, tiêu sau này.
- Nếu cắm dàn luống rộng 1,5 m; rãnh rộng 0,3 m; luống cao 0,25 - 0,3 m, trồng 2 hàng trên luống với khoảng cách 0,8 m x 0,5 m. Cắm dàn chữ A, dùng cây dóc cứng, dài 2m để cắm, cần làm dàn chắc, không bị đổ khi có mưa gió to.
- Nếu không cắm dàn làm luống rộng 4- 4,5 m, trồng hai hàng trên luống, hàng cách hàng 3- 3,5m, hốc cách hốc 40- 45 cm, mỗi hốc 1 cây. Chỉ cần làm đất hai bên mép luống, mỗi bên rộng 50 cm để trồng hai hàng
5. Bón lót và trồng
Phân bón lót cần:
- Phân chuồng hoai mục: 300 kg/ sào hoặc 10-15 kg phân vi sinh
- Super lân: 20 - 30 kg/ sào
- Nếu đất chua cần bón thêm 20 kg vôi bột/sào, bổ hốc và bón phân lót đảo đều với đất, khi đảo xong cần phủ đất thành mô ở từng hốc. Sau đó có thể gieo hạt, trồng cây, hoặc trồng cây trong bầu ở trên các mô (hốc) đó.
6.Chăm sóc, bón phân thúc và cắm dàn

Khi bí xanh ra tua thì bắt đầu làm dàn

- Khi cây bắt đầu có lá thật: có thể hoà loãng đạm urê để tưới cho cây.
+ Thúc lần 1: Khi cây có 3 - 4 lá thật, dùng 3- 4kg đạm ure+ 3kg kali nếu trồng có cắm dàn. Bón 3kg đạm ure+ 2kg kali nếu trồng không cắm dàn, bón xung quanh gốc, kết hợp làm cỏ và vun cho cây.
+ Thúc lần 2: Trước khi cắm dàn (cây bắt đầu leo), dùng 4kg đạm + 4 kg kali nếu trồng có cắm dàn hoặc bắt đầu ngả ngọn bò dùng 2- 3đạm ure+ 3kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón xung quanh gốc, cách gốc 15 - 20 cm, kết hợp vun cao và làm rãnh nông ở giữa luống. Sau đó tưới đẫm hoặc cho nước vào ruộng bí sau 4 tiếng tháo nước và chuẩn bị cắm dàn cho bí, phân bố ngọn bí đều trên mặt ruộng
+ Thúc lần 3: Khi bí đã đậu quả rộ, dùng 3 kg đạm + 4kg kali nếu trồng có cắm dàn; 2kg đạm ure + 2kg kali nếu trồng không cắm dàn để bón. Lúc này có thể hoà với nước phân chuồng để tưới.
7. Tưới tiêu
Ở giai đoạn đầu sau trồng cần tuới nhẹ thường xuyên cho cây mau bén rễ hồi xanh, đảm bảo đủ độ ẩm cho cây sinh trưởng phát triển tốt. Thời kỳ ra hoa kết qủa bí xanh cần nhiều nước, cần tưới đủ nước cho cây sinh trưởng phát triển bình thường.
8. Các biện pháp chăm sóc khác
Vun lần 1 kết hợp với bón thúc lần 1. Vun lần 2 kết hợp với bón thúc lần 2
Bí xanh cần tỉa hết 2-3 nhánh cách gốc 1-1,2m; chỉ để lại 2-3 nhánh sau đó. Nếu thu bí non thì mỗi nhánh có thể để 2-3 quả, nếu để thu bí già thì mỗi nhánh chỉ nên để 1 quả. Sau đó bấm ngọn cho tập trung nuôi quả. Nếu để bí bò khi cây dài 60-70cm có thể dùng đất chặn ngang đốt để cho bí ra rễ bất định, tăng khả năng hút chất dinh dưỡng của cây.
Nếu thu bí già, chỉ để 1 quả/ thân chính ở lá thứ 13 - 17 là tốt nhất, vặt bỏ nhánh. Nếu thu bí non cần bấm ngọn tạo 2 thân hoặc nuôi thêm 1 nhánh để thu được 2- 3 quả/ cây. Khi bí đã có 8 - 10 lá, cần hái bỏ lá già, lá bị sâu bệnh ở sát gốc. Hái bỏ những quả bí khi mới đậu bị dị dạng, bị sâu bệnh.
9. Phòng trừ sâu bệnh
Để cho ít cây bị sâu bệnh, thì ngay từ khi cây con (sau mọc 7 - 8 ngày) cần dùng thuốc Validacin, Anvil phun hoặc tưới cho cây. Bí xanh thường bị sâu xanh, rệp, sâu vẽ bùa phá hoại dùng Ofatox 0,1% hoặc Actara, Morefride phun cho cây. Rệp khi mới xuất hiện có thể giết bằng tay hoặc ngắt bỏ ngọn, lá có nhiều rệp. Bọ phấn trắng, bọ nhẩy dùng Sokupi, Dylan. Bệnh sương mai: Phòng bằng Boocdô 1% hoặc Zineb 0,25%, chữa bệnh bằng Ridomil 0,1- 0,2%, Kasuzan 0,2 - 0,3%. Bệnh phấn trắng: dùng Bayleston 0,1% hoặc Bavistin 0,1 %.
10. Thu hoạch
Thời điểm thu hoạch phụ thuộc vào nhu cầu của thị trường. Nếu thu bí non nên thu ở giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi đậu. Nếu thu bí già nên thu khi quả đậu 50 - 60 ngày.

Trung Tâm KNKNKN Thái Bình

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...