Sâu đục thân hai chấm và biện pháp phòng trừ

Thứ 4, 26/08/2015 | 08:28:09
10,027 lượt xem

Hiện nay, trên đồng ruộng Thái Bình, nông dân đang bắt đầu bước vào phòng trừ các loại sâu bệnh hại lúa mùa. Trong đó, có sâu đục thân hai chấm đối với diện tích lúa trỗ trước ngày 5-9. Sau đây là hướng dẫn khoa học về đặc điểm hình thái và cách phòng trừ loại sâu này.

Sâu đục thân hai chấm có tên khoa học: Scirpophaga, thuộc họ ngài sáng(Pyralidae), bộ cánh vảy (Lepidoptera).

1. Triệu chứng gây hại:


 - Thời kỳ mạ hoặc đẻ nhánh, sâu đục qua bẹ phía ngoài vào đến nõn giữa phá hại làm cho dảnh lúa bị héo.
 - Thời kỳ sắp trỗ hoặc mới trỗ, sâu  đục qua lá bao của  đòng chui vào giữa rồi bò xuống đục ăn điểm sinh trưởng, cắt đứt các mạch dẫn dinh dưỡng làm cho bông lép trắng.


                                       

Sâu gây triệu trứng bạc lá ở bông                                                                       

 

   2.  Đặc điểm hình thái:

- Trưởng thành:  màu trắng vàng hoặc vàng nhạt,  cánh  trước mỗi bên có một chấm đen rất rõ,  phía cuối bụng có chùm lông màu vàng. Khi đậu có hình khum như mái nhà.


                                        
- Trứng đẻ thành ổ,  hình bầu dục, trên mặt ổ trứng có phủ lớp lông màu vàng nhạt.

                                      
- Sâu non màu trắng sữa - vàng nhạt. Sâu non tuổi 1 đầu có màu đen, tuổi 2 đến tuổi 5 có màu nâu.
                          
   
                                              


- Nhộng màu nâu nhạt, mầm chân sau dài tới hết đốt bụng thứ 5 ở nhộng cái, tới đốt bụng thứ 8 ở nhộng dực.

   
                                                                
3.  Đặc điểm sinh học và sinh thái:
Ở nhiệt độ 26 - 300C, vòng đời sâu đục thân hai chấm từ  40 – 50 ngày:

- Thời gian đẻ trứng:  7 ngày;
- Sâu non: 25 - 33 ngày;
- Nhộng: 8 - 10 ngày;
- Trưởng thành sống: 3 ngày.
Trưởng thành thường vũ hoá vào ban đêm, ban ngày ngày nấp dưới khóm lúa rậm rạp gần mặt nước. Thời gian hoạt động mạnh từ 19 - 20 giờ (đối với ngài cái) và 23 - 1giờ ngày hôm sau (đối với ngài đực). Ngài có xu tính bắt ánh sánh mạnh. Sau khi vũ hoá thì ngay trong đêm ngày có thể giao phối. Sau giao phối, đêm thứ 2 có thể bắt đầu đẻ trứng, có thể đẻ từ  2 - 6 đêm liền, nhiều nhất là đêm thứ 2 và thứ 3. Mỗi  trưởng thành  cái có thể đẻ từ 1 - 5 ổ trứng, số lượng trứng của mỗi ổ có thể thay đổi từ 53 - 217 quả tuỳ theo lứa.
S
âu non có tập quán hoá nhộng trong gốc thân lúa dưới mặt đất 1-2 cm. Trước khi hoá nhộng sâu đục sẵn một lỗ ở thân lúa chừa lại một lớp biểu bì mỏng để khi vũ hoá chui ra.
Lứa 2 là lứa cuối trong vụ đông xuân và cũng là lứa sâu quan trọng nhất về mặt số lượng, mức độ gây hại và là nguồn sâu chuyển từ vụ chiêm xuân sang vụ mùa; Lứa 3 là lứa đầu tiên trong vụ mùa, thường tập trung phá trên mạ mùa sớm, đây là lứa sâu bắc cầu từ lúa đông xuân sang lúa mùa; Lứa 4 gây hại trên lúa mùa sớm; Lứa 5 gây hại trên lúa mùa chính vụ và mùa muộn.

4.  Biện pháp phòng trừ:        

- Cày lật gốc rạ kèm theo ngâm nước, làm dầm kịp thời (đặc biệt đối với lúa vụ mùa sau khi gặt).
- Bón phân cân đối giữa các loại phân theo quy trình kỹ thuật bón được quy định cho từng vụ, từng chân đất, từng giống lúa. Hạn chế sử dụng phân đạm quá liều lượng và bón không đúng cách tạo nên tình trạng lúa lốp hoặc đẻ lai rai, sâu có thể phá hoại. Nếu đều kiện tưới tiêu chủ động có thể điều chỉnh mực nước ở ruộng để diệt sâu.
- Phát huy tác dụng của nhóm thiên địch, nhất là ong ký sinh trứng.
- Dùng bẫy đèn bắt bướm khi bướm rộ.
- Thường xuyên theo dõi mật độ sâu trên đồng ruộng. Chỉ phun thuốc khi đến quá ngưỡng phòng trừ:  giai đoạn đẻ nhánh: 0,5 ổ trứng/m2; đòng già -  bắt đầu trỗ: 0,3 - 0,5 ổ trứng/m2.
- Phun thuốc nên tiến hành khi lúa trỗ 3 - 5% hoặc phun lần 2 vào lúc lúa hé đòng và sau đó 5 ngày cho hiệu quả cao nhất. Các loại thuốc sử dụng để phòng trừ sâu đục thân hiện nay: Tasodant 600EC, Prevathon 5SC, Wavotox 600EC, Winter 635EC, Virtako 40WG, Vitashield Gold 600EC,.

 

(Nguồn:Baovethucvatcongdong.info và Trung tâm Khảo nghiệm KNKN Hải Phòng)

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...