Hướng dẫn lịch thời vụ gieo cấy lúa xuân năm 2015

Thứ 4, 31/12/2014 | 15:26:42
4,816 lượt xem

Nông dân Thái Bình đang bước vào sản xuất vụ xuân năm 2015. Để có vụ xuân được mùa trong mọi loại hình thời tiết, đặc biệt là vụ xuân ấm, Thaibinhtv.vn trích hướng dẫn của Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt - Trung tâm Khảo nghiệm Khuyến nông Khuyến ngư Thái Bình về cách xử lý thời vụ đối với lúa xuân năm 2015.

Kỹ sư Nguyễn Thị Nguyệt hướng dẫn cách xử lý thời vụ đối với lúa xuân năm 2015.

Vụ xuân 2015 được xếp dạng Vụ xuân nghiêng ấm, nhiệt độ cao đầu vụ, cảnh báo sẽ có rét cuối vụ, nếu  nông dân gieo cấy sớm (đặc biệt những giống có thời gian sinh trưởng ngắn hơn như BT7, T10, RVT...), cây lúa sẽ sinh trưởng phát triển nhanh, làm đòng trỗ bông vào cuối tháng 4, gặp rét tỷ lệ lép sẽ rất cao, năng suất thấp.  

Để cho lúa xuân trỗ bông vào trung tuần tháng 5 - đây là giai đoạn trỗ bông an toàn cao nhất cho lúa xuân dù thời tiết ấm hay rét, các địa phương cần thực hiện nghiêm lịch thời vụ:

* Thời vụ gieo cấy

Tất cả các giống lúa cần phải gieo cấy vào cuối lịch thời vụ đã quy định trong Đề án sản xuất vụ xuân của tỉnh.

Đối với lúa cấy tập trung gieo mạ non trên nền đất cứng, có che phủ nilon, cấy khi mạ được 2,5 - 3 lá, kết thúc cấy trong tháng 02/2015.

Gieo mạ trên nền đất cứng

Thời vụ gieo thẳng từ 15 - 25/02, trước và sau Tết Nguyên Đán (tùy thời gian sinh trưởng của từng giống lúa).

Các địa phương  không nên chỉ đạo và thực hiện gieo cấy trước lịch quy định của tỉnh.

*  Cơ cấu giống: 

Lúa xuân toàn tỉnh gieo cấy 100% bằng các giống lúa ngắn ngày, ưu tiên các giống có khả năng chống chịu tốt với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại, đặc biệt chống chịu tốt với bệnh đạo ôn như:

          + Lúa lai gồm: Dưu 527, Nhị ưu 838, ZZD001, Nam ưu 209…

          + Nhóm lúa thuần gồm: TBR225, Q5, BT7, RVT, ĐS1…và các giống lúa nếp.

Lưu ý: khi cấy các giống nhiễm nặng Đạo ôn (BC15, Q5..) cần gieo cấy đúng thời vụ, tránh đưa xuống các chân chua trũng, tuyệt đối không bón đạm đơn và có biện pháp kỹ thuật chăm sóc, phòng trừ bệnh kịp thời.

* Làm đất:

Đến thời điểm này vẫn còn nhiều diện tích chưa cày lật, vì vậy lượng tàn dư (rơm rạ, éo lúa, cỏ dại) trên đồng ruộng là rất lớn. Đây là môi trường cư trú của các đối tượng sâu bệnh hại qua đông chuyển sang vụ xuân. Vì vậy, nông dân cần tiến hành vệ sinh đồng ruộng và cày lật đất càng sớm càng tốt.

* Bón phân  lót vụ xuân

Năm 2014, đất không được ải, vụ xuân chăm sóc sẽ tốn phân hơn, việc bón lót sâu hết sức cần thiết. Do vậy, bón phân cho lúa cần thực hiện bón lót nhiều, bón lót sâu.  

  Bà con nông dân chỉ sử dụng phân NPK tổng hợp của các công ty có uy tín, tuyệt đối không bón đạm đơn.

Lượng bón/sào: Bón lót 2-3 tạ phân chuồng (hoặc 7-10 kg phân vi sinh Azotobacterin) và 1 bao 25 kg NPK chuyên lót loại 5:10:3, 6:11:2 hoặc 6:12:2….

Bón toàn bộ phân NPK chuyên lót trước khi bừa lần cuối để khi bừa, phân và đất tạo thành mối liên kết chặt chẽ sẽ hạn chế mất phân, cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa giai đoạn đứng cái làm đòng trỗ bông, đồng thời giúp bộ rễ ăn sâu chống đổ tốt hơn.

 Thu Trang

 

 

  • Từ khóa
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII
Cử tri quan tâm theo dõi kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa XVII

Hôm nay 12/12, ngày làm việc cuối cùng của kỳ họp thứ chín, Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Bình khóa XVII. Kỳ họp đã thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo cử tri và nhân dân trong tỉnh. Các cử tri đều...

Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ
Đồng chí Bí thư Tỉnh ủy Thái Bình: Dự thảo Quy định là bước đột phá trong công tác cán bộ

Sáng 14/9, đồng chí Nguyễn Quang Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Phó Trưởng ban Tổ chức Trung ương dự và chủ trì hội nghị trực tuyến góp ý vào dự thảo quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của...