Cần tháo gỡ những vướng mắc trong thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử

Chủ nhật, 26/05/2019 | 22:16:12
1,346 lượt xem

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng máy tính trong công tác khám chữa bệnh, không có nghĩa là đã thực hiện được quy trình hồ sơ bệnh án điện tử. Trước những vấn đề vướng mắc, khó khăn khi thực hiện hồ sơ bệnh án điện tử ở một số bệnh viện thì mong muốn và đề xuất của các bệnh viện, cán bộ nhân viên Y tế và người bệnh như thế nào để từng bước tháo gỡ, khắc phục trong lộ trình thực hiện bệnh án điện tử?

Nhiều bệnh nhân khi đến khám bệnh cho con em mình tại bệnh viện Nhi vẫn phải làm thủ tục, hồ sơ bệnh án giấy, kể cả các thủ tục chuyển viện từ tuyến dưới lên, thủ tục đầu vào hoặc nhập viện ... Vẫn chưa có gì khác so với trước. 

Chị Phạm Thị Hảo, xã Vũ Phúc, Thành phố Thái Bình:Tôi cũng mong muốn rằng có bệnh án điện tử đó tới từng bệnh nhân để hỗ trợ những tình huống cấp bách, hay những bệnh nhân ở xa đến khám bệnh thì mau chóng, kịp thời.

Tại Thái Bình, ngành Y tế đã triển khai thực hiện Thông tư 46 của Bộ Y tế và bệnh án điện tử, thay thế bệnh án giấy. Quan điểm là bước đầu thực hiện theo lộ trình, đối với những bệnh viện hạng I và những bệnh viện đã cơ bản có nền tảng về cơ sở vật chất, nhân lực có thể đáp ứng quy trình thực hiện bệnh án điện tử. Tuy nhiên, khi triển khai vào thực tế vẫn còn nhiều vướng mắc. 

Bà Vũ Thị Hạnh, điều dưỡng Trưởng khoa hồi sức tích cực, bệnh viện Nhi Thái Bình: Về hạn chế trong thực hiện bệnh án điện tử nó có những lộ trình và có những giai đoạn mà trong các khoa, phòng trong bệnh viện sẽ chưa được thực hiện đồng bộ hoặc các bệnh viện trong cùng một hạng, một khu vực với nhau thì chưa thực hiện đồng bộ các vấn đề về bệnh án điện tử. Tôi cũng mong là triển khai đồng bộ giữa các khoa phòng trong bệnh viện và các bệnh viện đồng hạng trong tỉnh, trong khu vực.

Đối với bệnh viện Nhi Thái Bình, là bệnh viện hạng I, số lượng bệnh nhi đông, bệnh viện cũng đã chủ động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và tiếp tục hoàn thiện cơ sở vật chất, nguồn lực con người để thực hiện lộ trình bệnh án điện tử. Tuy nhiên cái vướng nhất hiện nay là phần mềm chưa được đồng bộ, các phân hệ của phần mềm hệ thống thông tin như: Quản lý bệnh viện, hệ thống quản lý xét nghiệm, dược, vật tư y tế, hệ thống chẩn đoán hình ảnh, những hình ảnh lớn phải lưu trữ và chuyển tải vẫn chưa trang bị thêm hệ thống máy chủ để lưu trữ, kết nối. Các biểu mẫu của hồ sơ bệnh án đã được in trên phần mềm, nhưng vẫn chưa thực hiện được việc số hóa và ký số... chưa kể đến nhiều khó khăn, vướng mắc khác về cơ chế chính sách, đối với chuyên ngành Nhi, các danh mục dùng chung ban hành còn chậm, chưa đầy đủ, nhất là các danh mục kỹ thuật. 

Ông Vũ Thanh Liêm - trưởng khoa cấp cứu chống độc, bệnh viện Nhi Thái Bình: Theo tôi để đồng bộ về máy tính thì cấu hình phải nhanh và chúng tôi làm mạng không bị nghẽn mạch, cơ sở dữ liệu phải tốt và cái nữa là liên quan đến yếu tố nhân viên y tế, con người phải được tập huấn một cách thành thạo. 

Sẽ chưa thực hiện được hồ sơ bệnh án điện tử, nếu chưa có sự đồng bộ ngay từ chính các khoa, phòng bộ phận chuyên môn trong cùng một bệnh viện, hoặc giữa các bệnh viện đồng hạng, các ngành có liên quan và sự thống nhất, đồng bộ trong toàn ngành y tế. Nhiều vấn đề cần phải tính đến như việc lưu hồ sơ bệnh án phải đảm bảo hệ số an toàn ra sao? Tính bảo mật thông tin cho bệnh nhân như thế nào? Vấn đề chữ ký số khi mà chưa có sự thống nhất giữa ngành y tế và cơ quan bảo hiểm, để thanh toán các chứng từ bảo hiểm y tế có chữ ký số. 

Tiến sỹ Nguyễn Thị Minh Chính - Giám đốc bệnh viện Nhi Thái Bình: Tôi nghĩ là thủ tục Bảo hiểm y tế phải tích hợp các mã vào cho bệnh nhân và như vậy khi họ đến họ chỉ cần quẹt thẻ vào hệ thống của chúng tôi là các thủ tục đó mang tính chất đồng bộ rồi. Thứ hai là đã là thông tư quyết định thì các bệnh viện nên thống nhất một phần mềm và như vậy các đơn vị phải có đủ nhân lực để thực hiện cái đó và kế hoạch xây dựng thì cần phải có kế hoạch chi tiết để tất cả các bệnh viện đồng loạt thì mới làm được.

Thạc sĩ Tống Đức Thuận - trưởng phòng Công nghệ thông tin bệnh viện Nhi Thái Bình: Khi thực hiện bệnh án điện tử thì chúng tôi đã nghiên cứu rất kỹ các quy định của Bộ y tế, nghiên cứu về kỹ thuật phần mềm để nâng cấp phần mềm, đề nghị công ty phần mềm công ty nâng cấp để các hệ chức năng, đáp ứng với quản lý bệnh án điện tử và khi hướng dẫn cho người sử dụng thì chúng tôi có hình ảnh chi tiết, thao tác từng bước một gửi đến các khoa phòng, đến các bác sĩ và điều dưỡng có thể trực quan sử dụng và những vướng mắc của các khoa phòng thì chúng tôi đều giải quyết giúp.

 Thực hiện số hóa bệnh án điện tử theo lộ trình và cần có thêm thời gian, cũng như những hướng dẫn cụ thể để các bệnh viện, cơ sở y tế đầu tư, tăng cường về nguồn lực, cơ sở vật chất. Quan trọng là phải có sự liên thông giữa các cơ sở y tế, vì một bệnh nhân không chỉ đi khám chữa bệnh ở một bệnh viện, mà có thể điều trị tại nhiều bệnh viện khác nhau. Để có một y bạ điện tử quản lý toàn bộ thông tin về sức khỏe, những lần khám, tiền sử bệnh tật của bệnh nhân, liên kết được những thông tin này đồng bộ hoàn toàn thống nhất, trên một phần mềm dữ liệu chung, thì việc thực hiện bệnh án điện tử mới trở nên thực chất, có hiệu quả.

Phương Duyên

  • Từ khóa
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông
Đoàn Đại biểu Quốc khảo sát việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông

Chiều 11/4, đoàn khảo sát do đồng chí Nguyễn Văn Huy, Phó trưởng đoàn chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Bình làm trưởng đoàn làm việc với Sở Giao thông vận tải về việc thực hiện chính sách...

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...