Thái Bình: Lấy ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi)

Thứ 3, 22/09/2015 | 08:17:11
687 lượt xem

Thực hiện Nghị quyết số 972/NQ-UBTVQH ngày 13/7/2015 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi); Quyết định số 1076/QĐ-TTg ngày 14/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến nhân dân đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), ngày 31/8/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Kế hoạch số 53/KH-UBND tổ chức, triển khai việc lấy ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) lần này gồm có 03 phần, 26 chương, 443 điều, trong đó có 359 điều sửa đổi, 54 điều mới. Việc lấy ý kiến Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) tập trung vào 08 nội dung theo gợi ý của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Đó là: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; Phạm vi trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên tội phạm; Việc bãi bỏ hình phạt tử hình ở một số tội, quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp, quy định không giảm án với người bị kết tội tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; Chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn; Hình phạt trục xuất; Thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế…

Các sở, ban, ngành, địa phương; cơ quan tư pháp; trường trung học, cao đẳng chuyên nghiệp trên địa bàn bàn tỉnh đã tổ chức lấy ý kiến đóng góp đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trong phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị, địa phương, xây dựng báo cáo kết quả lấy ý kiến về Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) gửi về Sở Tư pháp tổng hợp xây dựng dư thảo báo cáo Tổng hợp lấy ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành. Các cơ quan báo chí của tỉnh đã tập trung tuyên truyền các văn bản chỉ đạo và ý kiến đóng góp của cán bộ, công chức và nhân dân vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi).

Hoạt động tổ chức lấy ý kiến của mọi tầng lớp nhân dân tham gia vào Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) được thực hiện thông qua các hình thức: Trực tiếp, lồng ghép vào các cuộc họp, tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng.

Kết quả, tính đến ngày 12/9/2015, các sở, ban, ngành cấp tỉnh, trường trung học chuyên nghiệp và các huyện trên địa bàn tỉnh đã có hàng nghìn lượt ý kiến tham gia. Ngày 15/9/2015 trên cơ sở kết quả tổng kết của các sở, ban, ngành cấp tỉnh;các trường trung học chuyên nghiệp và các huyện trên địa bàn tỉnh Sở Tư pháp đã xây dựng dự thảo Báo cáo và trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Tờ trình số 133/TTr-STP về việc ban hành Báo cáo kết quả lấy ý kiến đối với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Thái Bình. Ngày 17/9/2015 Ủy ban nhân dân tỉnh đã ban hành Báo cáo số 55/BC-UBND về kết quả lấy ý kiến đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Những ý kiến đóng góp đánh giá cao nội dung Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi), thông qua đó thể chế hóa đầy đủ chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu tình hình mới… Qua đó, thể hiện tính dân chủ, công minh, trách nhiệm của hệ thống chính trị và người dân với Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi). Hiến pháp năm 2013 khẳng định việc bảo vệ các quyền con người như một mục tiêu hàng đầu. Do đó, dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) quy định việc thu hẹp phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là đáp ứng đòi hỏi cấp thiết của việc hoàn thiện hệ thống pháp luật hình sự gắn với việc bảo đảm các quyền con người, nhân đạo hoá các biện pháp trừng trị phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và đạo lý của dân tộc, phù hợp yêu cầu của thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội phạm. Dự thảo đã quy định bỏ hình phạt tử hình đối với 7 tội danh trên tổng số 22 tội danh hiện hành. Cụ thể: (1) tội cướp tài sản; (2) tội phá huỷ công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia; (3) tội chống mệnh lệnh; (4) tội đầu hàng địch; (5) tội phá hoại hòa bình, gây chiến tranh xâm lược; (6) tội chống loài người; (7) tội phạm chiến tranh và bỏ tử hình đối với hành vi tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm.

Tại Dự thảo Bộ luật đã bổ sung 01 điều mới (Điều 166) quy định về tội xâm phạm quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, quyền biểu tình của công dân; bổ sung hành viphạm tộixâm phạm quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân vào tội xâm phạm quyền bầu cử, quyền ứng cử (tại Điều 159) và bổ sung hành vi làm sai lệch kết quả trưng cầu ý dân vào tội làm sai lệch kết quả bầu cử (tại Điều 160). Việc bổ sung này nhằm tạo cơ sở pháp lý để bảo vệ đầy đủ hơn các quyền con người, quyền công dân theo tinh thần Hiến pháp năm 2013 và bỏ Điều 159 (Tôi kinh doanh trái phép): Điều 33 Hiến pháp quy định "mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm". Do vậy, cần hạn chế hình sự hóa các quan hệ kinh tế, dân sự vì các quan hệ này được xây dựng trên nguyên tắc thỏa tuận, bình đẳng, tự nguyện giữa các bên. Nhà nước chỉ can thiệp khi hành vi này gây nguy hiểm cho xã hội ở một mức độ nhất định.

Dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) cũng đã khắc phục đươc một số hạn chế, yếu kém trong quá trình triển khai áp dụng đối với Bộ luật Hình sự hiện tại theo hướng phân chia trách nhiệm hình sự người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thành 02 nhóm: Nhóm 1: Liệt kê các loại tội cụ thể mà người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự cho dù đó là tội nghiêm trọng rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng; nhóm 2: Ngoài các tội danh tại nhóm 1, người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự đối với các tội rất nghiêm trọng do cố ý và đặc biệt nghiêm trọng thuộc các tội quy định cụ thể trong luật.

Cùng với sự phát triển của văn minh nhân loại, xu hướng chung của thế giới hiện nay là thu hẹp phạm vi áp dụng và tiến tới xoá bỏ hoặc chỉ giữ lại rất ít tội có hình phạt tử hình và Việt Nam cũng không nằm ngoài xu hướng đó. Có thể thấy rằng, chủ trương hạn chế phạm vi áp dụng hình phạt tử hình là phù hợp với tinh thần các Công ước quốc tế về quyền con người mà nước ta là thành viên, đồng thời phù hợp với xu hướng chung của thế giới.

Trong quá trình tổ chức lấy ý kiến tham gia đóng góp đối với dự thảo Bộ luật Hình sự (sửa đổi) các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh cũng đã tập trung tham gia ý kiến cụ thể đối với từng điều khoản quy định trong dự thảo. Tập trung vào những quy định về phòng vệ chính đáng; Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự; Điều kiện được xóa án tích.....Tội giao cấu với trẻ em; Tội tổ chức mang thai hộ vì mục đích thương mại; Tội vi phạm các quy định về hoạt động xuất bản...

Các ý kiến đóng góp cũng đã nghiên cứu và cho ý kiến xác đáng đối với những vấn đề trọng tâm mà ban tổ chức soạn thảo xin ý kiến; cụ thể như: Vấn đề trách nhiệm hình sự của pháp nhân và loại tội pháp nhân chịu trách nhiệm hình sự; phạm vi chịu trách nhiệm hình sự của người chưa thành niên và các biện pháp thay thế xử lý hình sự áp dụng đối với người chưa thành niên phạm tội; Việc bỏ hình phạt tử hình ở một số tội; quy định không áp dụng hình phạt tử hình, không thi hành án tử hình trong một số trường hợp; quy định không giảm án đối với người bị kết án tử hình nhưng được ân giảm xuống tù chung thân; chuyển đổi hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ thành hình phạt tù có thời hạn (Điều 35 và Điều 36 dự thảo); hình phạt Trục xuất; Về việc thay thế tội cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng bằng những tội danh cụ thể trong các lĩnh vực kinh tế; Về việc bổ sung trường hợp xử lý hình sự đối với người trộm cắp tài sản có giá trị dưới 2 triệu đồng; Về việc bãi bỏ một số tội phạm và bổ sung một số tội phạm mới.

Tuy nhiên, các ý kiến cũng nêu ra trong Dự thảo lần này có nhiều vấn đề chưa đáp ứng được logic về khoa học: Chỉ có khái niệm pháp lý về tội phạm, hình phạt mà không có khái niệm trách nhiệm hình sự; trong khi Bộ luật tố tụng hình sự (luật hình thức) có điều luật quy định các nguyên tắc của Bộ luật thì Bộ luật Hình sự (luật nội dung) lại không có nguyên tắc.

Theo Nguyễn Yến

Sở Tư pháp

 

 

  • Từ khóa
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất
HĐND huyện Vũ Thư tổ chức Kỳ họp giải quyết công việc phát sinh đột xuất

Sáng 26/4, HĐND huyện Vũ Thư khóa XX, tổ chức Kỳ họp để giải quyết công việc phát sinh đột xuất, nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội địa phương năm 2024....

Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp
Góp ý kiến dự thảo Chỉ thị của Bộ Chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp

Sáng 16/4, Ban tổ chức Trung ương tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc góp ý kiến đối với dự thảo Chỉ thị của Bộ chính trị về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng. Đồng chí Mai Văn...